Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá thép tại Mỹ có thể giảm hơn nữa bởi nhu cầu thấp

Các chuyên gia trong ngành nhận định, sản lượng quá cao trong khi nhu cầu không đủ mạnh sẽ khiến giá thép tại Mỹ giảm hơn nữa, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tăng.

“Tôi nghĩ giá sẽ chạm đáy trong mùa hè này”, chuyên gia phân tích độc lập Tom Stundza nói. “Họat động sản xuất tại Mỹ chững lại, nhu cầu không có dấu hiệu đi lên, còn tỷ lệ thất nghiệp thì gia tăng. Trong ngắn hạn, nhu cầu thấp sẽ khiến giá giảm, đặc biệt là nếu các nhà máy trì hoãn việc cắt giảm sản lượng”, ông nói.

Charles Bradford, chuyên gia phân tích thuộc Affiliated Research Group tại New York, nhận định “các công ty thép đã tính toán nhầm về sự hồi phục của nhu cầu và nâng công suất trở lại quá nhiều. Giá thép cuốn nóng có thể giảm sâu hơn nữa nếu các công ty không cắt giảm sản lượng, mức 550 USD/tấn là hoàn toàn có thể”.

Còn chuyên gia phân tích Anthony Rizzuto của Dahlman Rose & Co cho biết hiện giá thép cuốn nóng ở khu vực phía tây và trung nước Mỹ đang ở mức 623 USD/tấn, giảm từ mức 660 USD/tấn hồi cuối tháng 6, nhưng vẫn cao hơn mức 436 USD/tấn cách đây 1 năm. Ông cho biết thêm, trong tháng 6, giá thép cuốn nóng đạt trung bình 645 USD/tấn, nhưng sang tháng 7 chỉ còn 620 USD và trong 2 tuần nữa rất có thể các công ty phải bán với giá 605 USD/tấn.

Kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, khi nhu cầu thép giảm sâu, các công ty thép đã phải mạnh tay cắt giảm sản lượng và sau đó hồ phục dần theo sự hồi phục của kinh tế toàn cầu. Các nhà sản xuất thép Mỹ hiện tại đang sử dụng 73% công suất sản xuất.

Về tình hình nhập khẩu thép từ Trung Quốc. Trong tháng 6, nhập khẩu các sản phẩm thép tấm giá trị gia tăng từ Trung Quốc vào Mỹ đã tăng 23%, nhập khẩu thép ống tăng 23,5%, thép dây tăng gấp 10 lần so với tháng 5. Nhập khẩu thép thanh cán nguội tăng 71,4% và thép không gỉ tăng 34% lên mức cao nhất trong 2 năm trở lại đây.

Xu hướng trong thời gian tới, các chuyên gia phân tích cho rằng nhập khẩu thép từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là thời điểm giá giảm như hiện nay. 

Vinanet

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo