Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá tôm thế giới tăng cao sau vụ tràn dầu của BP

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Internet)
Giá các món ăn liên quan đến tôm tại các khách sạn, nhà hàng trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Mỹ, sẽ leo thang do giá tôm tăng mạnh sau vụ tràn dầu của Tập đoàn dầu khí BP ở Vịnh Mexico.

Số liệu của Tập đoàn Urner Barry, cơ quan chuyên về giá thực phẩm, giá tôm sản xuất trong nước tại Mỹ đã tăng hơn 40%, lên tới 6,20 USD/pound (1 pound = 0,454 kg), kể từ vụ tràn dầu của BP.

Giá tôm tăng mạnh đã đặt dấu chấm hết nhiều thập kỷ giá mặt hàng hải sản quan trọng nhất của thế giới này giảm. Bình quân mỗi năm, giá trị thương mại quốc tế của mặt hàng tôm đạt 15 tỷ USD.

Các chuyên gia cho rằng vụ tràn dầu không phải là nguyên nhân duy nhất khiến giá tôm thế giới tăng.

Sản xuất tôm toàn cầu đã giảm mạnh hồi năm ngoái do dịch bệnh tại châu Á và thời tiết xấu ở nhiều khu vực trên thế giới. Giá tôm tại Mỹ trên thực tế đã tăng 15% tính từ đầu năm tới ngày 20/4 vừa qua. Giá tôm tại Nhật Bản cũng tăng 18% kể từ đầu năm.

Chuyên gia về hải sản tại Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) Helga Josupeit cho rằng "đây là lần đầu tiên trong nhiều năm giá tôm có vẻ như rất triển vọng."

Bà Josupeit cho rằng giá tôm từ nay cho tới vụ thu hoạch mới trong vài tháng tới sẽ còn tiếp tục ở mức cao. Các công ty thực phẩm và các nhà hàng đang nỗ lực tích trữ vì lo ngại giá tôm còn tiếp tục leo thang.

Chủ tịch Urner Bary, ông Paul Brown, cho rằng việc tích trữ này cũng đang góp phần đẩy giá tôm lên cao.

Mỹ là nước tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tôm, cua lớn nhất thế giới. Mức tiêu thụ bình quân đầu người hàng năm tại Mỹ tăng từ 0,64kg năm 1980 lên 1,86kg năm 2008.

Mỹ nhập khẩu phần lớn lượng tôm tiêu thụ trong nước từ các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ecuador. Vịnh Mexico chiếm khoảng 1/8 nguồn cung tôm cho thị trường Mỹ./.

(TTXVN/Vietnam+)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo