Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tổng quan thị trường hàng hoá thế giới ngày 18/6/2010

Giá vàng tăng lên sát mức kỷ lục; Giá đồng và dầu mỏ giảm; Giá cà phê rời mức cao của 27 tháng; giá đường và ca cao đồng loạt giảm.

Phiên giao dịch ngày 17/6, giá vàng trên thị trường thế giới leo lên sát mức kỷ lục trong khi giá dầu mỏ và đồng giảm bởi thông tin xấu về kinh tế Mỹ, đồng USD suy yếu và chứng khoán giảm.

Giá nông sản, vốn tăng mạnh trong phiên trước đó, lại biến động trái chiều trong phiên đêm qua, trong đó giá đường mất gần 3% và giá ca cao giảm 1,5%.

Chỉ số cơ bản CRB của 19 loại hàng hoá nguyên liệu thô giảm 0,3% sau 4 phiên tăng liên tiếp trước đó và từng đạt mức cao nhất 1 tháng hôm 16/6.

Các nhà phân tích cho biết, thông tin kinh tế cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm trong tuần trước tại Mỹ trong khi giá tiêu dùng giảm mạnh nhất trong 1 năm rưỡi qua trong tháng 5 cho thấy chính phủ có thể duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục thêm một thời gian nữa trong bối cảnh sự hồi phục của nền kinh tế còn mong manh.

Bên cạnh đó, thông tin về hoạt động sản xuất của các nhà máy kể từ đầu tháng 6 tới nay tại khu vực Philadelphia giảm xuống mức thấp nhất của 10 tháng làm gia tăng mối lo về sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế vốn hồi phục mong manh. Thông tin này khiến đồng USD giảm còn các chỉ số quan trọng trên thị trường phố Wall mất hơn nửa phần trăm tính đến 3h rưỡi chiều theo giờ địa phương.

Dù các nhà phân tích đưa ra dự đoán sự hồi phục của nền kinh tế từ cuộc suy thoái lớn nhất kể từ những năm 1930 sẽ mạnh hơn trong nửa cuối năm, tuy nhiên niềm tin của các nhà đầu tư hàng hoá vẫn không ổn định và chỉ có vàng là mặt hàng được lựa chọn số 1 trong phiên giao dịch ngày 17/6.

Giá vàng trong phiên giao dịch đêm qua đã lên tới 1.250,65 USD/ounce, so với 1.229,60 USD phiên trước đó. Mức kỷ lục của giá vàng giao ngay là 1.251,20 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 8 đóng cửa phiên 17/6 tại New York ở 1.248,70 USD/ounce, giảm 1,5%, tương đương 18,20 USD so với phiên trước đó. Trong phiên, có lúc giá đã tăng 2% lên 1.252,80 USD/ounce, cách không xa mức kỷ lục của vàng kỳ hạn 1.254,50 USD/ounce thiết lập trong tháng 4.

Giá dầu mỏ trong khi đó giảm gần 1%, với giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York giảm 88 cent xuống còn 76,79 USD/thùng.

Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất gần 1 tuần, chủ yếu bởi dự trữ tại Luân Đôn tăng. Giá đồng giao tháng 7 tại New York giảm 3% xuống 2,9055 USD/lb, giá đồng tại Luân Đôn còn 6.446 USD/tấn.

Trên thị trường nông sản, giá cà phê, đường và ca cao đồng loạt đi xuống, trong đó giá cà phê arabica đã rời mức cao của 27 tháng còn cà phê robusta cũng giảm khỏi mức cao của 15 tháng, giá đường thô giảm khỏi mức cao của 8 tuần thiết lập ngay phiên liền trước.

Giá cà phê arabica hôm qua còn 1,578 USD/lb với kỳ hạn tháng 9, giảm 1,80 cent so với phiên liền trước. Trong tuần, giá cà phê đã lên tới 1,5995 USD/lb hôm 15/6 và là mức cao nhất của kỳ hạn thứ 2 kể từ tháng 3 năm 2008.

Giá cà phê robusta giao tháng 9 tại Luân Đôn chốt phiên 17/6 ở 1.551 USD/tấn, giảm 15 USD so với phiên liền trước.

Các nhà phân tích cho rằng, sau vài phiên liên tục tăng và với tốc độ cao, thị trường cà phê có lẽ bắt đầu điều chỉnh giảm.

Trong vòng 1 tuần qua, giá cà phê arabica đã tăng 20%.

Giá đường thô giao tháng 10 hôm qua giảm 2,8% xuống còn 15,60 cent/lb. Giá đường trắng giảm 12,20 USD tương đương 2,29% xuống 520,30 USD/tấn. Như vậy, giá đường đã rời mức cao của 8 tuần thiết lập phiên trước đó.

Giá ca cao cũng giảm khi triển vọng vụ mùa ở Bờ Biển Ngà vàGhanatăng. Giá ca cao giao tháng 9 tại Luân Đôn hôm qua giảm 10 bảng xuống còn 2.308 bảng/tấn, ca cao tại New York cùng kỳ hạn giảm còn 2.954 USD/tấn, so với 2.955 USD/tấn phiên trước đó.

Vinanet

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo