Thị trường chứng khoán và hàng hoá toàn cầu đồng loạt đi xuống trong phiên giao dịch ngày 20/5 do làn sóng bán tháo khi các nhà đầu tư từ bỏ các nguồn đầu tư mạo hiểm và tìm đến với nơi trú ẩn an toàn trong nỗi lo hoạt động thắt chặt tài chính gia tăng và sẽ cản trở đà hồi phục của kinh tế toàn cầu.
Tại Mỹ, các chỉ số chứng khoán hôm qua giảm trên 3,6%, trong đó chỉ số S&P 500 đã để mất thành quả tăng điểm kể từ đầu năm tới nay. So với thời điểm tháng 4 khi thị trường khởi sắc, S&P 500 đã mất 12% giá trị.
Đồng Euro giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2001 so với Yên Nhật, do những bất hoà giữa nội bộ các nước khu vực đồng tiền chung trong việc tìm biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực. Đồng Euro sau đó hồi phục trở lại.
Giá trái phiếu chính phủ Mỹ trong khi đó tăng gây sức ép lên các nhà đầu tư và họ bắt đầu bán tháo cổ phiếu. Giá vàng cũng giảm, nhưng sự sụt giảm mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán đã giúp nhu cầu vàng trong công cụ đầu tư thay thế an toàn gia tăng.
Raymond Remy thuộc Daiwa Securites tại New York cho biết “Đang có dòng tiền chảy ra khỏi châu Âu vào trái phiếu Mỹ”.
Quỹ Tiền tệ Quốc tể hôm 20/5 cho biết, Nhật Bản đã bắt đầu một chương trình tài chính “đáng tin cậy” trong đó bao gồm việc tăng 5% thuế. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng đề ra mục tiêu thâm hụt ngân sách cho nước này.
Các chính sách thắt chặt tài chính của các nước đã gây lo lắng cho các nhà đầu tư, cùng lúc với thông tin tỷ lệ thất nghiệp lần đầu tại Mỹ trong tuần trước tăng hơn dự kiến.
Trong tuần này, Đức đã đưa ra lệnh cấm tạm thời đối với hành vi bán không vô căn cứ để giúp bình ổn thị trường tài chính khu vực.
Diễn biến các thị trường cụ thể như sau.
Tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 376,36 điểm, tương đương 3,6% xuống còn 10.068,01 điểm. Chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 43,46 điểm, tương đương 3,9% còn 1.071,59 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất 94,36 điểm, tương đương 4,11%,c òn 2.204,01 điểm.
Giá dầu mỏ giảm phiên thứ 7 trong vòng 8 phiên gần đây. Chốt phiên 20/5, giá dầu còn 68,01 USD/thùng. Mặt hàng này đã giảm 22% kể từ mức cao của 19 tháng hôm 3/5 ở 87,15 USD/thùng.
Đồng Euro hôm qua tăng so với USD, chủ yếu nhờ đồng Franc Thụy Sĩ tăng. USD trong khi đó giảm so với các đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ.
Chỉ số CRB của 19 loại hàng hoá nguyên liệu thô rơi xuống mức thấp nhất 8 tháng rưỡi qua.
Trên thị trường châu Á, chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương giảm 1,9% xuống mức 112,51 điểm và đóng cửa ở mức thấp nhất từ ngày 02/09/2010. Chỉ số Nikkei 225 giảm 1,54% và đứng ở mức thấp nhất của 3 tháng qua bất chấp thông tin tăng trưởng kinh tế đạt 1,2% trong quý 1 năm nay. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 0,17%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 1,83%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,72%. Chỉ số SET của thị trường Thái Lan hạ 0,72%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 1,23%. Chỉ số Bombay SE Sensitive của Ấn Độ tăng 1,11%.
Ông Tim Schroeders, chuyên gia quản lý quỹ tại Pengana Capital ở Melbourne, nói: “Với tình hình bất ổn như hiện nay, nhà đầu tư thật khó để có thể đi ngược lại xu thế. Những lo lắng về khả năng duy trì ổn định tại châu Âu đang tồn tại, ngoài ra là nỗi sợ về khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể chững lại. Nhiều nhà đầu tư đang đứng bên ngoài thị trường cho đến khi mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn.”
(Vinanet - N.Hằng)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com