Bà Văn Ngọc Bình, tổng thư ký Hiệp hội tinh bột Trung Quốc cho biết, nhu cầu nhập khẩu khoai mì của Trung Quốc ngày càng lớn để cung cấp nguyên liệu cho các ngành chính là tinh bột thực phẩm, tinh bột biến tính dùng trong công nghiệp, dược phẩm và sản xuất cồn sinh học.
![]() Ảnh: internet |
Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 5 triệu tấn sắn lát, nhiều nhất từ Việt Nam, Thái Lan và nhu cầu này tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Trong đó, nhu cầu tinh bột sắn để chế biến thực phẩm và tinh bột biến tính mỗi năm trên 1,5 triệu tấn trong khi các nhà máy trong nước chỉ cung cấp được 800.000 tấn.
Những năm gần đây, công nghiệp cồn ethanol và nhiên liệu phát triển nhanh kéo theo nhu cầu nhập khẩu khoai mì tăng cao. Mỗi năm Trung Quốc cần 60 triệu tấn xăng cho động cơ, trong đó có 10% ethanol thêm vào xăng, tức cần 6 triệu tấn cồn. Trong khi Trung Quốc chỉ có thể sản xuất được 1,22 triệu tấn, như vậy còn xa mới cung cấp đủ nhu cầu thị trường.
Theo Bộ Công thương, hiện Việt Nam là nước xuất khẩu khoai mì lớn thứ hai thế giới (sau Thái Lan). Trong sáu tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu 1,14 triệu tấn khoai mì các loại với kim ngạch 307 triệu USD. Từ một cây lương thực phụ, khoai mì trở thành cây lương thực chính và là loại nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với diện tích trồng vượt quá 500.000ha, sản lượng hàng năm trên 8 triệu tấn, trong đó khoảng 50% dành cho xuất khẩu, thu về trung bình 700-800 triệu USD mỗi năm
(Theo Đặng Hoàng // SGTT Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com