Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sắp ban hành quy định về chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

CFS là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa.

      Quy định về giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm, hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ sớm được ban hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận thị trường nước ngoài có yêu cầu CFS và các doanh nghiệp nhập khẩu đáp ứng đủ hồ sơ đăng ký lưu hành sản phầm trên thị trường, theo thông tin từ dự án hỗ trợ thương mại đa biên EU – Việt Nam giai đoạn III (Mutrap III), Bộ Công Thương.

      Tại buổi hội thảo lấy ý kiến của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phía Nam được tổ chức tại TPHCM sáng 3-12, Trưởng phòng xuất xứ và chất lượng hàng hóa, Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cho biết, dự thảo của quyết định này đã được Mutrap III phối hợp với các bộ, ngành liên quan soạn thảo và tổ chức lấy ý kiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12. Dự kiến, quy định CFS có thể sẽ được ban hành trong quý 1-2010.

      CFS là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có  thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa (theo yêu cầu của thương nhân) để chứng nhận rằng sản phầm hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do trên thị trường của nước xuất khẩu.

      Nhiều nước coi CFS là một điều kiện để nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, áp dụng cho một số  loại hàng hóa nhất định. Ví dụ như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Lào, Hàn Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Ai Cập…, đối với các mặt hàng dược phẩm, hóa chất, chất tẩy rửa, nông sản, thực phẩm, đồ hộp, điện tử, sản phẩm nhựa, gỗ…

      Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên ngành của Việt Nam cũng đề ra yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu phải có CFS trong hồ sơ đăng ký lưu hành sản phẩm trên thị trường Việt Nam, áp dụng với một số mặt hàng là hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, thực phẩm thuộc nhóm đặc biệt, thuốc và vắc-xin…

      Hiện có bốn bộ chuyên ngành quản lý trong việc cấp CFS là Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ  Khoa học và công nghệ, Bộ Nông nghiệp và  phát triển nông thôn. Tuy nhiên, chưa có văn bản quy phạm pháp luật cụ thể ở cấp bộ, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, luật, pháp lệnh quy định về các vấn đề liên quan đến việc cấp CFS cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, trên thực tế đã xảy ra tình trạng doanh nghiệp gặp khó trong việc xin cấp CFS, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.

      Dự  thảo sẽ quy định cụ thể về điều  kiện của hàng hóa xuất khẩu được cấp CFS, mẫu CFS, hồ sơ đề nghị đăng ký cấp CFS… để doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo đó chuẩn bị nhằm được cấp CFS nhanh chóng. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng đã được trực tiếp góp ý kiến vào dự thảo với các hội thảo lấy ý kiến các doanh nghiệp phía Nam và doanh nghiệp phía Bắc. 
 

(Internet)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Giảm nhẹ thuế nhập khẩu một số loại ôtô nguyên chiếc
  • Đề nghị cho xuất khẩu 55.000 tấn cát tồn đọng tại cảng
  • Ngừng cho vay nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ
  • 10 sản phẩm xuất khẩu bị biến đổi khí hậu đe dọa
  • Singapore, Mỹ xem xét Hiệp định tự do thương mại song phương
  • 11 tháng: xuất khẩu gạo đạt gần 5,7 triệu tấn
  • Xuất khẩu nghêu: tăng mạnh trong năm 2009 và nhiều triển vọng trong năm 2010
  • Tổng quan tình hình xuất, nhập khẩu tháng 11 và 11 tháng năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo