Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vay nóng ngoại tệ để nhập khẩu xe máy Air Blade

Sản xuất xe Air Blade tại nhà máy của Honda Việt Nam - tinkinhte.com
Sản xuất xe Air Blade tại nhà máy của Honda Việt Nam-Ảnh: Quốc Hùng.

Giới kinh doanh xe máy đang đổ xô vay nóng ngoại tệ để nhập khẩu xe máy nhãn hiệu Air Blade của hãng Honda từ Thái Lan sau khi giá bán lẻ loại xe nhập khẩu này trên thị trường đã tăng lên hơn 60 triệu đồng/chiếc.  

Trên thị trường xe máy TPHCM, giá xe Air Blade do Honda Việt Nam sản xuất dù tăng cao nhưng vẫn chỉ ở mức 45-47 triệu đồng/chiếc trong khi Air Blade nhập từ Thái Lan có giá vọt lên hơn 60 triệu đồng nhưng khách hàng muốn mua phải đăng ký trước và xếp hàng chờ đợi.  

Do khan hiếm xe Air Blade của Thái Lan nên nhiều doanh nghiệp kinh doanh đổ xô tìm cách nhập khẩu xe máy này từ Thái. Tuy nhiên, do ngân hàng hạn chế cho vay ngoại tệ nhập xe máy nên các doanh nghiệp phải tìm cách vay nóng ngoại tệ trong dân hoặc liên kết với các cá nhân, đại lý xe máy để nhập xe theo hình thức góp ngoại tệ hoặc cho vay ngoại tệ với lãi suất cao.  

"Cuối năm nhu cầu mua xe máy tăng cao, nhất là xe mốt thời thượng như Air Blade mà vay ngoại tệ ngân hàng để nhập thì khó nên phải vay bạn bè, mối quen", một đại lý bán xe máy ở ngã tư Phú Nhuận nói và cho biết anh ta cũng hùn vốn với một công ty để nhập xe, lẫn vay thêm ngoại tệ của bạn bè. 

Cách thức phổ biến là người cho vay ngoại tệ được doanh nghiệp quy đổi ra tiền đồng và trả lãi suất tiền đồng 3%/tháng, cao hơn 3 lần so với lãi suất gửi tiết kiệm. Mỗi lô xe Air Blade thường 200-300 chiếc và nếu hùn vốn lời ăn lỗ chịu thì một người hùn vốn tối thiểu phải bỏ ra 65.000 đô la Mỹ.

Để hạn chế nhập siêu và giảm căng thẳng ngoại tệ, cuối năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công Thương đã có chính sách hạn chế cho vay nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, không thiết yếu cho đời sống dân sinh, trong đó có ô tô, xe máy.

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Ðề nghị nhập khẩu đường và muối
  • Những động thái trái chiều
  • Năm 2010: Đẩy mạnh xuất khẩu
  • Cơ cấu lại mặt hàng và thị trường xuất khẩu
  • EU sẽ xuất thêm 500.000 tấn đường từ kho dự trữ
  • Nhập siêu: 12 đồng hàng hoá, 1 đồng dịch vụ
  • Khan hiếm nguồn cung khiến giá hạt tiêu tăng mạnh
  • Xuất khẩu Trung Quốc-con dao hai lưỡi?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo