Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam có thể xuất khẩu urea

Đạm Phú Mỹ tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm urea ở thị trường Campuchia, nhằm tập dượt trước khi xuất khẩu sang các thị trường lân cận. - tinkinhte.com
Đạm Phú Mỹ tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm urea ở thị trường Campuchia, nhằm tập dượt trước khi xuất khẩu sang các thị trường lân cận. Ảnh: Lê Cường

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương cho phép xuất khẩu thử nghiệm 30.000 tấn phân urea sản xuất trong nước từ Nhà máy phân đạm Phú Mỹ của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo), một doanh nghiệp thành viên của tập đoàn.  

Hai lý do khiến đạm Phú Mỹ xin xuất khẩu phân là lượng phân uea sản xuất trong nước cùng với phân nhập khẩu trong 11 tháng qua đã vượt nhu cầu và việc xuất khẩu urea của nhà máy như một bước tập dượt cho tương lai, khi Việt Nam dư thừa phân urea.  

11 tháng qua, lượng phân urea nhập khẩu đã vượt 1,7 triệu tấn, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi năng lực sản xuất của đạm Phú Mỹ năm nay có khả năng đạt 750.000 tấn urea, cùng với hơn 150.000 tấn của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (nhà máy đạm Hà Bắc), đã vượt xa so với nhu cầu urea của ngành nông nghiệp (khoảng 1,7-2 triệu tấn).  

Dù đã và đang xảy ra cơn sốt ảo phân bón nhưng hiện lượng tồn kho phân urea ở Nhà máy đạm Phú Mỹ hơn 100.000 tấn và tồn kho còn xảy ra ở nhiều nhà nhập khẩu urea khác.  

Một quan chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết ông ủng hộ phương án xuất khẩu của đạm Phú Mỹ, bởi trong tương lại không xa, Việt Nam sẽ dư thừa urea và từ một quốc gia nhập khẩu urea triền miên hàng chục năm qua, sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu urea ra thị trường thế giới.  

Hiện tại năng lực sản xuất urea của đạm Phú Mỹ và đạm Hà Bắc hơn 900.000 tấn nhưng sau năm 2010, khi Nhà máy phân đạm Cà Mau đi vào hoạt động, cung cấp thêm 800.000 tấn urea, rồi tới dự án phân đạm Ninh Bình với 550.000 tấn urea hàng năm thì lúc đó, năng lực sản xuất urea của cả nước vọt lên hơn 2,2 triệu tấn, dư thừa so với nhu cầu của ngành nông nghiệp.  

Các doanh nghiệp trong nước thời gian qua đã có lúc xin Bộ Công Thương xuất khẩu phân urea nhưng đó là lượng phân urea nhập khẩu nhưng không tiêu thụ được trong nước.

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo