Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu cá tra, basa sang Nga có thể tăng mạnh

Cá tra Việt Nam đã có mặt ở 127 quốc gia và vùng lãnh thổ. - tinkinhte.com
Cá tra Việt Nam đã có mặt ở 127 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Sau khi thị trường Nga mở cửa lại đối với thuỷ sản Việt Nam, đến tháng 11/2009, kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường này đạt trên 64 triệu USD với số lượng trên 39.000 tấn cá. Con số này dự báo sẽ tăng đến 100 triệu USD trong năm nay.

Tính đến nay, cá tra, basa Việt Nam đã có mặt ở 127 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Liên bang Nga gồm 83 bang với 150 triệu dân được xác định là thị trường trọng điểm tiêu thụ loại cá này. Tuy nhiên, có một thời gian từ cuối năm 2008, thị trường Nga đã đóng cửa đối với thuỷ sản Việt Nam.

Sau thời gian đàm phán, đến tháng 3/2009, Nga đã mở cửa thị trường trở lại nhưng yêu cầu cần có sự quản lý điều hành từ Việt Nam để quản lý chất lượng đồng thời ổn định xuất khẩu lâu dài. Theo đó, Ban điều hành xuất khẩu vào thị trường Liên bang Nga ra đời.

Sự ra đời của Ban điều hành đã tạo được sự khác biệt trong xuất khẩu so với các thị trường khác. Đó là tạo được tiếng nói chung cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Mặt hàng cá tra, basa xuất sang Nga thống nhất giá cả và chất lượng.

Ban điều hành đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam thực hiện những việc như: giới thiệu những nhà máy có khả năng đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà nhập khẩu Nga. Kiểm soát chất lượng sản phẩm sản xuất tại nhà máy đáp ứng yêu cầu thú y của Nga. Kiểm soát thực hiện từ các nhà máy những cam kết ghi trong hợp đồng ký với các nhà nhập khẩu. Kiểm soát và phụ trách về sự đích thực của các thông tin ghi trong chứng từ xuất hàng cũng như trong chứng chỉ thú y... Ban điều hành này sẽ hợp tác chặt chẽ với Ban điều hành nhập khẩu của Nga.

Tại buổi tổng kết tình hình xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường Nga năm 2009 vừa được tổ chức, ông Dương Ngọc Minh, Trưởng ban điều hành cho biết, năm 2009, trong khi giá xuất khẩu vào các thị trường khác giảm từ 10%-15% thì giá xuất khẩu vào Nga tăng từ 5%-7% so với năm 2008. Theo ông Minh, qua sự hợp tác và kiểm soát chất lượng, năm 2009 không có trường hợp các lô hàng vi phạm nặng phải tạm dừng nhập khẩu vào Nga.

Theo kế hoạch từ Ban điều hành xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nga, năm nay, kim ngạch xuất khẩu vào Nga sẽ đạt 100 triệu USD với số lượng 60 ngàn tấn cá tra, basa. Ban điều hành cũng sẽ phối hợp với cơ quan thú y và kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) xây dựng chương trình kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Nga. Đồng thời quan hệ với các cơ quan kiểm dịch tại các cửa khẩu để tạo điều kiện tốt nhất và quan hệ với phòng kiểm nghiệm chất lượng để xử lý những trường hợp vi phạm trước khi có những thông báo cảnh báo doanh nghiệp. Song song đó, công tác quảng bá cũng được chú trọng.

Ông Minh cũng cho biết, Ban điều hành sẽ phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản rà soát các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường này để giới thiệu cho phía Nga nhằm tăng số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này.

Còn ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đàm phán để tăng cường xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản khác vào thị trường này bên cạnh con cá tra, basa.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lương Lê Phương cho biết, trong năm 2010, Việt Nam xác định Nga là đối tác chiến lược. Hiện tại, hai ban điều hành của hai bên hợp tác chặt chẽ  và có những thoả thuận rõ ràng giúp nâng cao xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nga trong năm nay.

Ông Phương cũng yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, ba sa cần cung cấp sản phẩm có nhiều bậc chất lượng phục vụ các đối tượng khác nhau. Các doanh nghiệp cũng cho rằng cần mở rộng thí điểm mô hình thị trường Nga sang các thị trường khác.

(Theo Hoa Minh // Vneconomy)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu rau quả của EU
  • Xuất khẩu gạo Thái Lan có thể đạt 10 triệu tấn
  • Xuất khẩu vào Campuchia: Vướng thuế cao
  • Tại cửa khẩu Lào Cai: “Thả nổi” việc quản lý ?
  • Nông, thủy sản rậm rịch vào thị trường Nhật
  • Ấn Độ: Xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc và Đông Nam Á tăng
  • Tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu tuần cuối tháng 12/2009
  • Sẽ cho doanh nghiệp nhập khẩu đường để hạ giá trong nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo