Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu vào Campuchia: Vướng thuế cao

Thuế suất nhập khẩu nhiều mặt hàng vào Campuchia hiện nay ở mức cao, khoảng 25%-40%, đang là một trở ngại lớn đối với hàng hóa Việt Nam. Đây là một trong những vấn đề quan trọng được các doanh nghiệp (DN), hiệp hội ngành và lãnh đạo các tỉnh, thành có biên giới với Campuchia đặt ra tại buổi trao đổi, bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy kim ngạch thương mại Việt Nam – Campuchia, diễn ra tại TPHCM ngày 11-12.

Lợi thế về đường biên

Năm 2008, VN xuất khẩu (XK) sang Campuchia (CPC) đạt 1,43 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng xăng dầu, gia dụng, phân bón, thực phẩm, dụng cụ điện, điện tử, mỹ phẩm… Mặt hàng cáp và dây cáp điện dường như CPC nhập khẩu 100% từ VN. Hiện nay, có gần 200 DN VN mở văn phòng, chi nhánh, đại lý phân phối tại CPC.

Các mặt hàng nhựa gia dụng và công nghiệp đang được thị trường Campuchia ưa chuộng. Ảnh: CAO THĂNG

Năm 2009, hàng hóa VN XK vào CPC có giảm sút, dự kiến chỉ đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, với làn sóng đầu tư vào CPC của các DN VN trong khoảng 2 năm gần đây, cùng với việc đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến vào thị trường của các DN VN, CPC sẽ là thị trường mở ra rất nhiều cơ hội để hàng hóa VN thâm nhập. Điều này được minh chứng cho sự năng động của DN VN trong việc chuyển hướng, mở rộng vào thị trường CPC.

So với Thái Lan, Trung Quốc thì hàng hóa VN có mặt ở CPC có phần muộn hơn. Tuy nhiên, lợi thế về biên giới, 10 tỉnh của VN có đường biên giới với 9 tỉnh của CPC là một thuận lợi rất lớn trong việc vận chuyển hàng hóa. Trong 9 năm qua, hội chợ Hàng VN chất lượng cao (HVNCLC) đã có mặt ở thủ đô Phnom Penh và đã có được chỗ đứng trong người tiêu dùng CPC.

Tại tỉnh Battambang vùng Tây Bắc CPC vào cuối tháng 11, hội chợ HVNCLC đã nhận được kết quả tích cực. Tham dự hội chợ này, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng cho biết, lãnh đạo của tỉnh Battambang xem hội chợ HVNCLC tổ chức ở đây như một sự kiện lớn của địa phương, chỉ mới 2 ngày hàng hóa đã bán sạch! Việc tiếp cận vào các tỉnh vùng sâu, vùng xa của CPC sẽ là hướng rất tốt cho hàng hóa VN. Và đây sẽ là hướng mà các DN sẽ ưu tiên cho thời gian tới.

Trở ngại chính: Thuế cao!

Hành hóa VN đã tăng XK vào CPC nhưng vẫn còn nhiều trở ngại. Mấu chốt của khó khăn này là thuế NK vào CPC đối với nhiều mặt hàng còn quá cao. Hiện nay, mặt hàng điện – điện tử có thuế suất 30%-40%, bơ sữa 40%... gây khó khăn trong cạnh tranh.

Giữa VN-CPC đã có cam kết, gạo CPC NK vào VN với số lượng 200.000 tấn trở lên sẽ có thuế suất 0%, thuốc lá từ 3.000 tấn cũng có thuế suất 0% và nhiều miễn, giảm thuế cho nhiều mặt hàng khác. Đây là những ưu đãi của VN dành cho phía bạn. VN cũng mong muốn, phía bạn xem xét, có những cam kết giảm thuế trong thời gian tới. Tuy nhiên, giảm thuế trong thời điểm hiện nay là rất khó vì CPC chưa từng miễn thuế cho nước nào!

Hiện 2 nước đang có danh mục để có thể đàm phán giảm thuế cho thời gian tới. Bộ Công thương cho biết, VN đã gởi danh mục với 32 mặt hàng tiêu dùng chủ yếu như thực phẩm, sữa để phía bạn nghiên cứu. Nếu nhanh, năm 2010 mới có thể bắt đầu đàm phán được. Nhiều DN đồng tình với khó khăn, thuế chính là vấn đề mấu chốt để hàng hóa VN vào CPC.

Nền kinh tế CPC có đặc trưng riêng nên việc XK trực tiếp vào CPC của DN VN gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, phần lớn DN VN bán hàng sang CPC chỉ tới biên giới, phải thông qua đối tác trung gian, không đi sâu nhiều vào hệ thống phân phối tại thị trường nội địa của CPC.

Nếu DN đưa hàng vào đường chính ngạch thì rất khó cạnh tranh vì mức thuế quá cao. Một thực tế hiện nay, cùng một loại sản phẩm, nhưng hàng của các DN bán ở các trung tâm thương mại lại cao hơn. Để hàng hóa VN vào thị trường CPC một cách chủ động, nhanh chóng, thuận lợi nhất là việc đầu tư, xây dựng các kho ngoại quan ở các tỉnh biên dưới hoặc trong nội địa của CPC.

Phát biểu tại buổi trao đổi, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng mong muốn, Bộ Công thương VN nên có chính sách ưu đãi cho DN đầu tư cơ sở hạ tầng, kho bãi ở khu vực biên giới cũng như hỗ trợ vốn, lãi suất cho các DN đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tại CPC. Xây dựng trung tâm thương mại VN tại CPC là việc cần phải làm, có như vậy thì hàng hóa của VN mới đến được với nhiều người tiêu dùng CPC hơn. Đây cũng là nơi để hàng hóa VN có thể đi vào kênh phân phối bán lẻ tại 24 tỉnh, thành của CPC.

Cơ hội đẩy mạnh XK, mở rộng đầu tư vào CPC sẽ tích cực hơn với DN 2 nước khi Hội nghị Xúc tiến đầu tư VN-CPC sẽ diễn ra tại TPHCM vào ngày 26-12 tới, với sự tham dự của Thủ tướng 2 nước.

(Theo MỸ HẠNH // SGGP online)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo