Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu tôm Việt Nam : Vượt khó, tạo đà phát triển

 Năm 2009 là một năm đáng ghi nhận đối với ngành tôm Việt Nam bởi kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng nghiêm trọng. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2009, xuất khẩu tôm của Việt Nam ước đạt 190.000 tấn, trị giá trên 1,5 tỉ USD, tăng 7,4% về lượng và 0,73% về giá trị so với năm 2008. Đây là mặt hàng thuỷ sản duy nhất tăng trưởng trong năm 2009.

Năm 2009 là năm được đánh giá là cực kỳ khó khăn cho ngành thủy sản. Người nuôi tôm khốn đốn không chỉ vì dịch bệnh, thời tiết thất thường mà còn vì đầu ra ngày càng khó khăn. Có thời gian doanh nghiệp chế biến phải tồn kho khoảng 40.000 tấn tôm sú đông lạnh, không thể bán được vì thị trường thế giới có xu hướng chuyển sang sử dụng tôm thẻ chân trắng. Có lúc tôm thẻ chân trắng chiếm 80% thị phần tôm đông lạnh, đẩy con tôm sú vào thế cực kỳ khó khăn.

Đặc biệt, trong năm 2009, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, 6 tháng đầu năm, giá tôm sú rớt xuống mức thấp nhất trong 10 năm. Do giá giảm mạnh, các hộ nuôi đã bỏ trống khoảng 30% diện tích, cộng thêm tình trạng tôm chết do bệnh càng khiến cho sản lượng toàn vùng sụt giảm. Tuy nhiên, giữa năm 2009, nhu cầu thị trường về tôm sú trên thế giới có dấu hiệu tăng trở lại, càng về cuối năm đơn đặt hàng càng nhiều để phục vụ cho dịp lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch khiến cho nguồn tôm nguyên liệu càng khan hiếm.

Đến nay, giá tôm sú nguyên liệu đã tăng trở lại, loại 20 con/kg, có giá gần 150.000 đồng/kg, loại 30 con/kg có giá 110.000-120.000đồng/kg, tăng bình quân 20.000 - 30.000 đồng/kg so với tháng 6. Hiện nay đang là thời điểm giá tôm sú nguyên liệu cao nhất trong năm. Năm nay được đánh giá là năm không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Khoảng 80% hộ nuôi đều có lãi, bình quân đạt từ 50 đến 60 triệu đồng/ha/hộ. Cá biệt có nhiều hộ thu lợi lên đến hàng trăm triệu đồng.

Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu tôm vào 82 thị trường; trong đó, 10 thị trường chiếm hơn 80% cả về khối lượng lẫn giá trị gồm Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Canađa, Anh và Bỉ. Tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm trên 75% giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm. Thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc và Ôxtrâylia đang trở thành những thị trường hết sức tiềm năng với doanh số tăng đáng kể, chiếm gần 20% thị phần xuất khẩu. Thị trường Đức cũng là một thị trường rất đáng chú ý trong năm 2009, chiếm gần 30% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của 10 nước Châu Âu cộng lại.

Theo dự báo Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), sang năm 2010, tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong khi xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sẽ tăng gấp đôi lên 500 triệu USD, sản lượng đạt khoảng 150.000 tấn. Việt Nam có thể sẽ có lợi thế ở thị trường tôm chân trắng cỡ nhỏ do có nguồn lao động. Kim ngạch xuất khẩu tôm sú dự kiến sẽ đạt 1,4 tỉ USD. Sang năm mới, giá thành tôm sú sẽ tác động trực tiếp lên xuất khẩu chứ không phải là thị trường. Năm 2010, tôm Việt Nam sẽ là lựa chọn của các nhà nhập khẩu Nhật Bản trong khi Hàn Quốc sau khủng hoảng sẽ là thị trường quan trọng đối với tôm Việt Nam.

Một tin vui nữa cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu là các mặt hàng tôm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản có thể sẽ được hưởng thuế suất chỉ còn 0% do Việt Nam đã tiến hành đàm phán hiệp định với Nhật Bản về xuất nhập khẩu thủy sản. Theo đó, phía Nhật Bản sẽ giảm hoàn toàn mức thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm tôm Việt Nam. Đây là cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh và tăng sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản./.

(Vinanet)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Ấn Độ xoá bỏ hạn chế nhập khẩu thép cuốn nóng
  • "Việt Nam thay đổi thị trường buôn bán hạt tiêu"
  • Việt Nam có thể xuất khẩu urea
  • Xuất khẩu gạo năm 2009: Được mùa, được giá
  • Giá thức ăn chăn nuôi sẽ tăng theo thuế vào 2010
  • Giá gạo trong nước tăng theo giá xuất khẩu
  • Bộ Tài Chính tăng cường kiểm soát nhập khẩu
  • Thái lan đặt mục tiêu xuất khẩu 9 triệu tấn gạo năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo