Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu thủy sản sang Nga: Kim ngạch nhỏ, bài học lớn

Ngày 5-1, Ban Điều hành xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga đã họp tổng kết tại TPHCM. Nếu chỉ nhìn vào kim ngạch xuất khẩu 64 triệu USD, có thể nói đây là năm tệ hại, vì năm 2008, Nga là thị trường đột biến nhập khẩu thủy sản Việt Nam với kim ngạch lên đến 120 triệu USD và từng được xem là thị trường số 1 của con cá Việt Nam trong tương lai…

Chế biến cá tra xuất khẩu sang nhiều thị trường mới. Ảnh: CAO THĂNG

Cơ hội để tổ chức lại xuất khẩu

Có thể nói, cùng với sự tăng đột biến của kim ngạch xuất khẩu 2008 là những bát nháo. Các doanh nghiệp (DN) cùng xuất một lượng lớn cá tra sang thị trường Nga, nhà nhập khẩu Nga cạnh tranh, giảm giá bán ra thị trường từ 60 rúp/kg xuống còn 40 rúp/kg, dẫn đến việc một số nhà nhập khẩu bị phá sản, cho đến nay còn một số nợ chưa được giải quyết.

Nhà xuất khẩu Việt Nam giảm giá bán từ 1,7 USD/kg (cá nguyên con) xuống 1,3 USD/kg, nhưng lại tăng tỷ lệ mạ băng từ 20% lên 30% làm chất lượng cá bị giảm xuống, mất uy tín cá tra.

Trước tình hình này, cuối năm 2008, phía Nga đóng cửa thị trường nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam (chủ yếu cá tra). Cùng lúc với việc ra đời Ban Điều hành (BĐH) nhập khẩu Nga, BĐH xuất khẩu vào thị trường Nga từ Việt Nam cũng được thành lập và 10 công ty đã được phía Nga chấp nhận hàng xuất khẩu sau khi được kiểm tra về khả năng đáp ứng về vệ sinh an toàn thực phẩm, việc kiểm soát chất lượng đáp ứng yêu cầu thú y Nga…

Mãi đến tháng 5-2009, cá tra mới được trở lại thị trường Nga. Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chỉ với 7 tháng, xuất khẩu vào thị trường này đạt 80 triệu USD, trong đó cá tra hơn 39.000 tấn với 64 triệu USD. Dù giảm mạnh cả về lượng và kim ngạch, nhưng với ngần ấy thời gian và bấy nhiêu DN đã cho thấy nỗ lực của BĐH những tháng qua.

Với xu thế này, dự kiến năm 2010, kim ngạch và sản lượng xuất khẩu vào Nga ít nhất cũng phải tương đương năm 2008 là 120 triệu USD, trong đó riêng cá tra là 100 triệu USD. Có thể nói, trong khó khăn năm 2009 có cơ hội để giúp Việt Nam tổ chức lại xuất khẩu.

Có thể nhân rộng mô hình?

Ông Dương Ngọc Minh, Trưởng BĐH, cho biết, với sự hợp tác và sự kiểm soát về chất lượng đã được phía Nga đánh giá cao, năm 2009 các lô hàng xuất khẩu vào Nga không có trường hợp vi phạm nặng phải tạm dừng xuất khẩu. Đây là thị trường duy nhất năm 2009 giá cá tra được nâng lên 5%-7% thay vì giảm xuống 10%-15% như nhiều thị trường khác. Giá cước vận chuyển giảm từ 5%-10% so với DN tự điều hành.

Nếu đồng ý việc mở rộng BĐH sang các thị trường SNG khác như Ucraina, Gruzia, Uzebekistan… sản lượng cá tra xuất khẩu những thị trường này cũng sẽ tương đương thị trường Nga, đặc biệt là Ucraina, khoảng 70% người dân ăn cá so với khoảng 30% so với Nga.

Xuất khẩu cá tra đang mở rộng ra nhiều thị trường mới. Ảnh: ĐỨC TRÍ

Nhưng câu hỏi không chỉ Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương mà cả VASEP và nhiều DN đặt ra là khi nào thì mở rộng số lượng DN xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga? Con số 10 DN được xuất khẩu sang Nga là quá ít so với cộng đồng DN chế biến cá tra.

Nhiều DN hàng đầu trong xuất khẩu cá tra, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu từ phía Nga về an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng hiện vẫn chưa được vào thị trường này mặc dù Việt Nam đã nhiều lần đề xuất, nhưng phía Nga vẫn chưa sẵn sàng khi thị trường chưa được mở rộng.

Trong trường hợp này, chúng ta không phải thụ động mà là bị động, vì quyết định là ở người mua. Tuy nhiên, BĐH xuất khẩu vào thị trường Nga là mô hình có thể được nhân rộng, nhưng tùy theo từng thị trường.

Thứ trưởng Lương Lê Phương cho rằng, có thể rút ra 3 bài học từ việc lập BĐH xuất khẩu sang Nga. Đó là sự hợp tác, liên kết giữa các DN trong việc giao hàng bao nhiêu, khi nào… để không xảy ra tình trạng ứ động hàng hóa nhiều, tránh bị ép giá.

Điều này có thể áp dụng vào những thị trường lớn khác như Mỹ, dù không thể lập BĐH, nhưng vẫn có thể là câu lạc bộ hay nhóm những nhà xuất khẩu vì cũng chỉ có khoảng 10 DN xuất khẩu hàng đầu vào Mỹ. Cần có thủ lĩnh, người sẵn sàng hy sinh quyền lợi riêng cho lợi ích chung.

Và cuối cùng là vai trò của Bộ NN-PTNT tham gia giải quyết khi gặp khó khăn, không phải chỉ huy hay ra lệnh. 3 bài học này hoàn toàn có thể áp dụng những thị trường khác.

(Theo Công Phiên // SGGP Online)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo