Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào vừa thông báo kế hoạch năm 2009 với mục tiêu đạt mức tăng trưởng 0,69% cho ngành năng lượng và 18,43% với ngành khai thác mỏ.
Năng lượng và mỏ đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Lào, thu hút nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có nhiều dự án lớn của Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan. Theo kế hoạch năm 2009, ngành điện Lào sẽ đạt sản lượng 3.516,50 triệu KWh, đảm bảo 65% hộ gia đình trong cả nước có điện dùng. Chính phủ sẽ quan tâm chỉ đạo tiến độ thực hiện các dự án nhà máy điện đã được cấp phép và đang triển khai thi công; thúc đẩy hoàn thành nghiên cứu khả thi một số dự án mới cũng như đầu tư mở rộng quy mô, tăng công suất 4 nhà máy điện Nặm Nghiệp 1, Xêkamản 1, Nặm Líc, Hồng Sả.
Một vấn đề được ngành năng lượng rất quan tâm là việc thảo luận lại với các nhà đầu tư về việc nâng giá bán điện, kể cả các đơn giá đã được thỏa thuận từ trước. Bên cạnh đó, một số dự án xây dựng các đường dây truyền tải điện 500 kV và 115 kV ở một số khu vực thuộc cả Bắc, Trung và Nam Lào, cũng sẽ được triển khai trong năm tới.
Về khai thác mỏ, sẽ nhanh chóng cấp phép cho các dự án đã được Chính phủ thông qua; tăng sản lượng xuất khẩu vàng, đồng khai thác được ở mỏ Phu-bịa (tỉnh Viêng Chăn); thúc đẩy sản xuất muối Kali cũng ở tỉnh Viêng Chăn cùng một số dự án thăm dò, khai thác khoáng sản khác ở Hủaphăn, Xiêng Khoảng và thăm dò khí ở Nam Lào.
Theo thỏa thuận, vào năm 2009, Việt Nam sẽ giúp Lào hoàn thành bản đồ khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 ở khu vực Bắc Lào (tỉnh Luông Phabang và tỉnh Viêng Chăn) và Nhật Bản giúp hoàn thành bản đồ khoáng sản Nam Lào.
Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào vừa thông báo kế hoạch năm 2009 với mục tiêu đạt mức tăng trưởng 0,69% cho ngành năng lượng và 18,43% với ngành khai thác mỏ.
Theo Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, Chaiya Sasomsap, xuất khẩu gạo Thái Lan sẽ rơi vào khủng hoảng trong năm 2009 nếu chính phủ nước này vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách thu mua lúa gạo trong dân với giá cao hơn giá thị trường.
So sánh với tình trạng chung của thị trường nhà đất, nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định rằng, thị trường nhà đất của Mỹ còn chưa kết thúc thời kỳ sụt giảm về giá cả và có dấu hiệu bình phục đến trước năm 2009.
Tổng thống Inđônêxia Susilo Bambang Yudhoyono cuối tuần qua cho biết nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á này dự kiến sẽ tăng trưởng 6,2% năm 2009, bất chấp triển vọng toàn cầu "vẫn đứng trước nhiều thách thức".
Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm 2009 có thể sẽ giảm xuống còn 8-8,5 triệu tấn so với hơn 10 triệu tấn dự kiến đạt được trong năm nay khi Ấn Độ, một trong những nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, dự kiến dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo phi - basmati vào cuối năm nay do nguồn cung cấp gia tăng.
So sánh với tình trạng chung của thị trường nhà đất, nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định rằng, thị trường nhà đất của Mỹ còn chưa kết thúc thời kỳ sụt giảm về giá cả và có dấu hiệu bình phục đến trước năm 2009.
Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành nước sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới trong năm 2009, sớm hơn 4 năm so với dự báo, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang bị suy yếu mạnh. Sự thay đổi lớn này được công ty tư vấn kinh tế Mỹ Global Insight tiết lộ cho tờ "Thời báo tài chính".