So sánh với tình trạng chung của thị trường nhà đất, nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định rằng, thị trường nhà đất của Mỹ còn chưa kết thúc thời kỳ sụt giảm về giá cả và có dấu hiệu bình phục đến trước năm 2009.
Theo số liệu S&P/Case-Shiller, thị trường nhà đất của Mỹ sau nhiều năm phát triển dầm dộ thì trong vòng hơn một năm qua đã sụt giảm nhanh chóng. Tháng 5 năm nay, giá nhà đất giảm mức kỷ lục 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhưng theo phần đông các nhà phân tích nhận định rằng, mức độ sụt giảm đó cũng chưa đủ để kéo thị trường nhà đất vượt qua cơn khủng hoảng.
Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang hôm 14/8 phát biểu rằng, giá nhà đất tại Mỹ đường như đang có dấu hiệu ổn định lại hoặc chạm đến “đáy” trong khoảng nửa đầu năm 2009. Tuy nhiên, nó còn phải tiếp tục giảm đến năm 2009 hoặc xa hơn nữa.”
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Hennry Paulson thường xuyên nhấn mạnh rằng lĩnh vực bất động sản hiện nay vẫn là mối nguy hại nhất đối với nền kinh tế Mỹ. Cuối tháng 7, ông Paulson cũng cảnh báo số tiền thế chấp cùng với số lượng nhà hiện nay chưa được bán đi trong năm nay và cả năm sau vẫn còn rất cao, giá nhà còn có khả năng tiếp tục giảm so với mặt bằng chung kinh tế cả nước.
RealtyTrac, hãng chuyên cung cấp số liệu về BĐS cho biết, trên thực tế, các ông chủ sở hữu các căn nhà thế chấp thường là ngân hàng mà hiện nay nắm giữ 1/6 số lượng nhà trên thị trường.
Theo báo cáo gần đây của Cục dự trữ Liên bang, trong quý II, 75% ngân hàng Mỹ thắt chặt điều kiện cho vay về thế chấp tiêu chuẩn, và các khoản vay mua nhà cho những người có tiền sử tín dụng tốt.
Còn ông Celia Chen, Giám đốc về lĩnh vực kinh tế nhà ở của tờ Moodys Economy.com nhận định: “Ánh sáng tại cuối con đường còn mờ nhạt và xa xôi. Hơn nữa, rủi ro cho triển vọng về thị trường BĐS còn rất nhiều với rủi ro chính là tiềm năng về thị trường tài chính còn chưa sáng tỏ”. Thị trường nhà đất sẽ tiến bộ vào năm 2009 trước khi nó có thể “tiêu hóa” tất cả số lượng nhà còn tồn tại trong cơn bùng nổ về nhà đất, bà nói.
Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào vừa thông báo kế hoạch năm 2009 với mục tiêu đạt mức tăng trưởng 0,69% cho ngành năng lượng và 18,43% với ngành khai thác mỏ.
Theo Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, Chaiya Sasomsap, xuất khẩu gạo Thái Lan sẽ rơi vào khủng hoảng trong năm 2009 nếu chính phủ nước này vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách thu mua lúa gạo trong dân với giá cao hơn giá thị trường.
So sánh với tình trạng chung của thị trường nhà đất, nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định rằng, thị trường nhà đất của Mỹ còn chưa kết thúc thời kỳ sụt giảm về giá cả và có dấu hiệu bình phục đến trước năm 2009.
Tổng thống Inđônêxia Susilo Bambang Yudhoyono cuối tuần qua cho biết nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á này dự kiến sẽ tăng trưởng 6,2% năm 2009, bất chấp triển vọng toàn cầu "vẫn đứng trước nhiều thách thức".
Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm 2009 có thể sẽ giảm xuống còn 8-8,5 triệu tấn so với hơn 10 triệu tấn dự kiến đạt được trong năm nay khi Ấn Độ, một trong những nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, dự kiến dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo phi - basmati vào cuối năm nay do nguồn cung cấp gia tăng.
So sánh với tình trạng chung của thị trường nhà đất, nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định rằng, thị trường nhà đất của Mỹ còn chưa kết thúc thời kỳ sụt giảm về giá cả và có dấu hiệu bình phục đến trước năm 2009.
Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành nước sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới trong năm 2009, sớm hơn 4 năm so với dự báo, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang bị suy yếu mạnh. Sự thay đổi lớn này được công ty tư vấn kinh tế Mỹ Global Insight tiết lộ cho tờ "Thời báo tài chính".