Sức chứa hợp lý là một trong những vấn đề trọng tâm nghiên cứu phát triển bền vững của vùng. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu nước ngoài về sức chứa. Tuy nhiên, ở nước ta, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này trong quá trình phát triển kinh tế một cách trọn vẹn từ lý luận cho đến ứng dụng vào thực tiễn.
Theo những kết quả nghiên cứu ban đầu về vấn đề này và cụ thể ở tỉnh Đồng Nai do nhóm tác giả nghiên cứu theo sự đặt hàng của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đã đạt được một số kết quả nhất định. Bài báo này xin giới thiệu một số nội dung về xác định sức chứa hợp lý trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai.
Khu Công nghiệp Nhơn Trạch, Đồng Nai
Về sức chứa hợp lý
Sức chứa hợp lý được hiểu là giới hạn cho phép để phát triển kinh tế-xã hội cả về mặt lượng và chất trên một lãnh thổ nhất định và trong một thời gian nhất định nhằm mục đích phát triển hài hoà, bền vững, đạt hiệu quả kinh tế-xã hội cao. Phụ thuộc vào các điều kiện phát triển theo những thời kỳ khác nhau, thì sự tăng/giảm quy mô sản xuất, dân số và các hoạt động kinh tế, xã hội khác sẽ làm ảnh hướng tốt/xấu đến môi trường và các vấn đề kinh tế-xã hội, hiệu quả kinh tế. Giới hạn của sự phát triển kinh tế-xã hội tỉnh thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học-công nghệ và trình độ giao lưu, hợp tác kinh tế của từng thời kỳ.
Như vậy khi nói đến sức chứa, phải đề cập đến khả năng “tối đa” phát triển kinh tế-xã hội, mục tiêu và mục đích của phát triển; đến nguồn lực và điều kiện sẵn có của tỉnh, nói đến thời gian và trình độ phát triển đã và sẽ đạt được của tỉnh.
Sức chứa có thể phân ra thành nhiều loại, phụ thuộc vào tiêu chuẩn. Theo vùng, sức chứa chia thành sức chứa khu vực thành thị, sức chứa khu vực nông thôn, sức chứa của tỉnh, sức chứa của vùng.v.v. Sức chứa của một vùng không chỉ xét trên diện tích bề mặt mà bao gồm cả không gian, dưới lòng đất, ngoài biển và đáy biển; Theo thời gian, sức chứa được chia thành sức chứa hiện tại và sức chứa tương lai. Không có sức chứa vĩnh viễn, sức chứa mỗi thời kỳ ứng với trình độ khoa học-công nghệ của quốc gia và mỗi vùng, tỉnh; Theo ngành kinh tế, sức chứa được chia thành sức chứa của khu vực công nghiệp, khu vực nông nghiệp; Theo tính chất, sự hợp lý của sức chứa được xác định rõ là trong điều kiện khoa học-công nghệ chưa thay đổi mà vượt quá “giới hạn cho phép” sẽ có trở ngại. Khi nói đến “sức chứa” là nói đến “giới hạn” có thể đạt được trong điều kiện phát triển “bền vững”, nếu vượt quá nó sẽ khó khăn, vấp váp. Để xác định tính “hợp lý” trong sức chứa kinh tế tỉnh, cần chú ý đến hai khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, nếu phát triển kinh tế trong tỉnh đạt đến giới hạn, thậm chí phát triển “tối đa”, song không “bền vững” thì không phải là sức chứa hợp lý. Như vậy “sức chứa hợp lý” của vùng không lấy “tối đa” làm mục tiêu.
Thứ hai, nếu phát triển vì “bền vững” nhưng không phát triển đến giới hạn, lãnh thổ của tỉnh còn “trống vắng”, không gian tỉnh bị bỏ “lãng phí” thì cũng không phải là sức chứa hợp lý.
Sức chứa kinh tế của tỉnh là một tiêu chí, nội dung để xem xét và luận chứng tổ chức lãnh thổ kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Công cụ và phương pháp xác định sức chứa hợp lý
Một trong các công cụ phân tích sức chứa là hệ thống chỉ tiêu phân tích. Để đo sức chứa dân số, người ta sử dụng chỉ tiêu sức chịu tải dân số của đất đai và sức chịu tải dân số thông qua mật độ dân số. Sức chứa về các điều kiện sống được phân tích đánh giá bằng khả năng giới hạn về cấp nước, về đất ở và khả năng đáp ứng về lương thực thực phẩm,... Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, vấn đề lương thực, thực phẩm không phải là vấn đề quyết định sức chứa, bằng giao lưu hợp tác có thể giải quyết nhu cầu lương thực. Nếu các yếu tố khác không đổi, giới hạn khả năng cấp nước và khả năng đáp ứng về đất ở có ý nghĩa quyết định đến khả năng sức chứa dân số của một vùng, một tỉnh.
Giới hạn phát triển công nghiệp được tập trung vào: Giới hạn về năng lượng, về nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, nguồn nước, đất cho công nghiệp. Sức chứa về phát triển nông, lâm, ngư nghiệp cho từng loại (như lúa, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc...; phát triển rừng; phát triển thuỷ sản) đều có thể tính toán được cho mỗi vùng trên cơ sở tiềm năng đất.
Sức chưa hợp lý để phát triển kinh tế tỉnh là tổng hoà các chỉ tiêu nêu trên. Sau khi phân tích từng chỉ tiêu, có thể xác định sức chứa hợp lý trên cơ sở tìm thấy điểm chung của các chỉ tiêu. Tuy nhiên các giới hạn sức chứa được xét trên 3 nội dung chính, đó là: (1)- Dân số cho phát triển vùng trong thời kỳ; (2)- Mức phát triển tối đa và tối thiểu (khoảng xác định) một số ngành quan trọng như công nghiệp, khu công nghiệp, nông nghiệp và điều kiện đảm bảo về kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; (3)- Sức chứa trên cơ sở giao lưu, hợp tác liên vùng.
Sức chứa lãnh thổ của tỉnh Đồng Nai và những vấn đề đặt ra
Nghị quyết số 78/2006/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2006-2010, mục tiêu phát triển của Tỉnh trong thời kỳ này là phát triển nhanh và bền vững các lĩnh vực kinh tế, văn hoá – xã hội, môi trường và đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh; xây dựng Đồng Nai trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn và hiện đại của khu vực phía Nam, góp phần quan trọng trong việc thực hiện vai trò động lực và giao thương với quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước; phấn đấu đến năm 2010 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, năm 2015 trở thành tỉnh cơ bản công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vào năm 2020 thành tỉnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đến nay sức chứa về dân số của Đồng Nai không những chứa nổi số dân đang có mà còn dôi dư sức chứa, điều đó chứng tỏ kinh tế phát triển khá, có dự trữ, đây là một thành tựu quan trọng. Theo tính toán, tổng số người có thể nuôi được từ thu nhập của lao động trong tỉnh Đồng Nai năm 2007 khoảng 2,34- 2,48 triệu người, trong khi đó dân số của Tỉnh khoảng gần 2,3 triệu người. Như vậy, sức chứa tính theo năng lực sản xuất trong năm 2007 của Đồng Nai vượt mức chứa dân số hiện có của Tỉnh.
Sức chịu tải lãnh thổ trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội được xem xét trên hai vấn đề cơ bản là khả khả năng đất và cấp nước của Tỉnh. Sức chứa dân số đô thị năm 2007 là 64,9 vạn người, so với 73,6 vạn người hiện có, như vậy có khoảng 8,7 vạn người vượt ra khỏi sức chứa. Đất ở nông thôn tính đến năm 2007 chưa đáp ứng nhu cầu về ở theo tiêu chuẩn đặt ra. Hiện nay đất thực ở nông thôn Đồng Nai là 69m2/người thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn 100 m2/người.
Theo tính toán, tổng lượng nước có thể cung cấp cho hoạt động công nghiệp và dịch vụ, sinh hoạt ở đô thị và nông thôn năm 2007 ước đạt 245,3m3/ngày đêm là đủ, song khả năng sản xuất nước sạch của Tỉnh chỉ đáp ứng 67% lượng nước nhu cầu và chỉ cấp được khoảng 90% dân số của Tỉnh, trong đó 97% dân số thành thị (số dân là 713,8 nghìn người so với 735,9 nghìn người) và khoảng 87% dân số nông thôn (số dân là 1.343 nghìn người so với 1549,5 nghìn người). Thực ra dân số trong tỉnh vẫn sống với lượng nước đã có với mức thấp hơn tiêu chuẩn, lượng nước bình quân cho một dân thành thị chỉ đạt 80 lít/ngày đêm (so với tiêu chuẩn là 100 lít/ngày đêm) và nông thôn chỉ đạt 27 lít/ngày đêm (so với tiêu chuẩn 50 lít/ngày đêm).
Sức chứa hiện nay của Đồng Nai tuy khá lớn, song thực chất vẫn chưa tận dụng hết được khả năng và tiềm lực của tỉnh, trong đó sức chứa công nghiệp là một ví dụ điển hình. Sức chứa công nghiệp xét trên một số khía cạnh như giới hạn về nước, đất, vốn đầu tư, v.v. Về nước, ở Đồng Nai có nguồn nước dồi dào và các công trình cấp nước cũng đáp ứng đầy đủ cho phát triển công nghiêp và cả dịch vụ kèm theo. Về đất, cần xem xét yếu tố này trên cả hai khía cạnh số lượng đất cần thiết để bố trí công nghiệp và chất lượng được đo bằng hiệu quả sử dụng một đơn vị diện tích đất trong các khu công nghiệp. Sức chứa xét trên diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê trong các khu công nghiệp hiện nay của tỉnh còn khá lớn. Diện tích đất khu công nghiệp Đồng Nai có tỷ lệ lấp đầy cao trong cả nước, song khả năng lấp đầy cũng mới chỉ khoảng 70%, vẫn còn tới 3.211,8 ha chưa tận dụng được. Đất các cụm công nghiệp quy hoạch lớn (1.844 ha), song chưa đưa vào hoạt động được nhiều.
Về chất lượng sử dụng đất khu công nghiệp có thể đánh giá trên các mặt vốn đầu tư, giá trị quốc gia và xuất khẩu. Tính đến năm 2007, vốn đầu tư cho sản xuất mới thực hiện được 50,7% vốn đăng ký, đây là mức thực hiện thấp, song điều đáng quan tâm ở đây là đầu tư tính trên 1ha rất thấp, chỉ đạt 1,65 triệu USD/ha đất trong khu công nghiệp. Giá trị quốc gia (bao gồm sử dụng nguyên liệu và sản phẩm bổ trợ trong nội tỉnh…) trong sản xuất ở các khu công nghiệp rất thấp. Phần lớn là nhập khẩu để sản xuất, phần giá trị gia tăng chủ yếu là công lao động. Xuất khẩu tính trên 1 ha còn thấp, mới đạt khoảng 781.000 USD/ ha, chưa đạt được mức phổ biến 1 triệu USD/ha như ở nhiều khu công nghiệp khác ở một số địa phương hoạt động có hiệu quả .
Dự báo sức chứa hợp lý của tỉnh Đồng Nai
(1) Từ nay đến 2020, sức chứa dân số trên lãnh thổ Đồng Nai có 2 khả năng xẩy ra:
Khả năng 1: Với tốc độ tăng năng suất lao động bình quân 7,5-8% từ nay đến 2020, mức thu cho 1 người vượt mức cần chi cho đời sống đến năm 2010 là 1,4 lần, năm 2015 là 1,5 lần và năm 2020 là 1,4 lần. Như vậy, với mức tăng năng suất lao động từ nay đến 2020 giữ như cũ, khả năng nuôi sống của Đồng Nai có thể nhiều hơn số dân số, song mức sống chưa cao và có xu hướng giảm đi đến 2020.
Khả năng 2: Cải tiến công nghệ và tăng năng suất lao động, với mức tăng bình quân như quy hoạch tỉnh đã đề ra là: Với tốc độ tăng năng suất lao động bình quân 11-12% từ nay đến 2020, thì mức thu cho 1 người vượt mức cần chi cho đời sống đến năm 2010 là 1,58 lần, năm 2015 là 2,48 lần và năm 2020 là 3,1 lần. Như vậy, với mức tăng năng suất lao động mới ở mức 12%/năm, khả năng nuôi sống của Đồng Nai có thể gấp nhiều lần số dân có được từ nay đến 2020.
Với sức sản xuất như khả năng 2, sức chứa dân số là lớn, song kết hợp với các điều kiện sức chứa về đất, nước, môi trường… , sức chứa dân số đến năm 2010 là 2,4-2,5 triệu người, năm 2015 là 2,6-2,7 triệu người và đến 2010 khoảng 2,8-2,9 triệu người.
Để hướng vào sức chứa nêu trên, từ nay đến 2020, cần tập trung vào các biện pháp: Cơ cấu lại nền kinh tế; Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ; Tăng nhanh lực lượng lao động qua đào tạo bằng cách xã hội hoá đào tạo nghề; Tạo nhanh việc làm để tận dụng sức lao động phong phú có trong tỉnh.
(2) Qua phân tích sức chịu tải lãnh thổ xét trên yếu tố đất ở cho dân cư tỉnh Đồng Nai, có thể rút ra một số điểm sau:
- Đến nay đã bắt đầu nảy sinh căng thẳng về đất cho nhu cầu ở không những ở thành thị mà cả ở nông thôn. Điều kiện ở hiện có thấp hơn nhiều so với yêu cầu về tiêu chuẩn ở trong quy hoạch.
- Sự căng thẳng về đất ở diễn ra ở các vùng rất khác nhau, điều kiện đất ở vùng Phía Nam rất khó khăn do số dân quá tập trung, trong khi đó các vùng khác trong tỉnh còn thưa thớt và mức căng thẳng chưa xảy ra.
- Sự căng thẳng về đất ở diễn ra trong điều kiện tốc độ đô thị hoá của tỉnh thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đô thị hoá của vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) (32,2% so với ĐNB 58%). Như vây, trong tương lai khi đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, sẽ rất căng thẳng về đất ở cần phải giải quyết.
- Di dân lớn vào Đồng Nai là một trong những yếu tố tạo ra sự căng thẳng về ở, mất đất canh tác và tác động đến môi trường.
(3) Nếu nhìn trên quy mô toàn tỉnh thì biểu hiện của sức chứa tuy đã có nhiều bất cập, nhưng “chưa thật nghiêm trọng”, song thực chất sức chứa đã bắt đầu có 2 hiện tượng trái ngươc, đó là “nóng” ở vùng Phía Nam và còn “thưa thớt” ở hai vùng Phía Đông và Phía Tây của tỉnh Đồng Nai.
(4) Những bất cập về chất lượng của sức sản xuất trong sức chứa của Đồng Nai thể hiện rất rõ trong chất lượng phát triển của nông nghiệp và công nghiệp: về nông nghiệp, khả năng sức chứa của nông nghiệp xét trên giác độ khả năng nuôi sống của sản xuất nông nghiệp đối với dân cư nông nghiệp là thấp; về công nghiệp bất cập lớn nhất về sức chứa lại là mức “sinh lời” trên 1 ha đất thấp.
Tài liệu tham khảo:
1. Christopher W. McKindsey, Helmut Thetmemeyer, Thomas Landry, William Silvert (2006), Review of recent carraing capacity models for bivalve culture and recomendations for reserch and managment. Aquaculture, 261(2006): 451-462. 2. David A. Munro, Bền vững là một điều khoa trương hay là một thực tế?, A sustainable world, Sacramento and Claremont, 1995. 3. Perrin S. Meyer, Jesse H. Ausubel (1999), Carraing capacity: A model with logistically varing limits. Technological forecasting and social change, 61(3): 209-214.
(PGS. TS. Nguyễn Văn Phú - Tạp chí kinh tế và dự báo)
Đến năm 2020, Bình Thuận trở thành một tỉnh công nghiệp-dịch vụ theo hướng hiện đại, năng động. Cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ liên thông với cả nước và quốc tế. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Ngày 30-7, tại TP Plây Cu (Gia Lai), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị triển khai Quyết định 750/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển cao-su đến năm 2015 và tầm nhìn 2020.
Sáng ngày 16/9 HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2004-2011 đã tổ chức kỳ họp thứ 21 ( kỳ họp chuyên đề) để xem xét và thông qua Nghị quyết về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ngãi năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
Thanh Hóa cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách với các tỉnh trong vùng và cả nước. Từ đó xây dựng Thanh Hóa sớm trở thành một trong những trung tâm giao lưu kinh tế giữa Bắc Bộ với Bắc Trung Bộ.
Phòng chống tham nhũng (PCTN) được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Vì thế ngay từ đầu năm 2009, Chính phủ và Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác năm 2009 và đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua.
Có thể quan niệm rằng, chiến lược (phát triển đất nước) là hệ thống tư tưởng, quan điểm chủ đạo và chỉ đạo về phát triển đất nước cho một thời kỳ nhất định. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển đất nước thời kỳ đến năm 2020, cần phải thể hiện rõ hệ thống tư tưởng, quan điểm chủ đạo và chỉ đạo phát triển đất nước Việt Nam một cách thích hợp, khả thi với giai đoạn 10 năm này.
Điện Biên- vùng đất lịch sử và anh hùng, nơi đây đã từng diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa bộ đội Việt Nam với quân đội Pháp để dành dật từng tấc đất, nơi đây cũng đã chứng kiến chiến công lừng lẫy của quân đội Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ 56 ngày đêm để dành lại độc lập cho dân tộc. Huy hoàng là thế nhưng sau chiến tranh, mảnh đất “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” này gặp không ít khó khăn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế bởi địa hình không mấy thuận lợi, chiến tranh qua đi để lại nhiều tàn tích.
Đến năm 2020, sẽ xây dựng 20 tuyến cao tốc với tổng chiều dài hơn 2.300m, thay thế 100% cầu yếu trên quốc lộ, đảm bảo 100% đường tỉnh được rải mặt nhựa hoặc bê tông, cả nước có 2,8 - 3 triệu ô tô…
Đây là một trong những nội dung chính điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông - vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong Tờ trình Chính phủ về dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bộ Công thương dự báo, đến cuối thế kỷ này, các nguồn năng lượng của VN sẽ trở nên khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt.
Hà Giang là tỉnh miền núi cực Bắc của tổ quốc với địa hình có nhiều sông, độ dốc cao và nhiều ghềnh, là tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ. Cùng với nguồn thuỷ năng phong phú, Hà Giang có hàng trăm điểm mỏ với hàm lượng khoáng chất cao như antimon, sắt, chì - kẽm... và nguồn nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, đá xây dựng, gốm sứ... Các khu - cụm công nghiệp hiện cũng đang được triển khai mời gọi các dự án sản xuất, xây dựng các nhà máy. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, Hà Giang đã đặt ra mục tiêu cho mình trong chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2020 trở thành điểm sáng công nghiệp trong các tỉnh miền núi phía Bắc, vững bước đi lên cùng với sự phát triển của đất nước.
Với 5 đề án lớn và nhiều định hướng, giải pháp, Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 phấn đấu 90% cơ sở sản xuất công nghiệp (SXCN) nhận thức được lợi ích của việc sản xuất này.
Ngày 05/5/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định 490/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội thành một đô thị hiện đại trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á.
Sức chứa hợp lý là một trong những vấn đề trọng tâm nghiên cứu phát triển bền vững của vùng. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu nước ngoài về sức chứa. Tuy nhiên, ở nước ta, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này trong quá trình phát triển kinh tế một cách trọn vẹn từ lý luận cho đến ứng dụng vào thực tiễn.