Ngày 13/11, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã thông qua việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) đến năm 2020. Theo đó, tỉnh thành lập mới thêm các KCN Quảng Vinh (huyện Quảng Điền), nâng cấp các cụm công nghiệp Phú Đa (huyện Phú Vang), La Sơn (huyện Phú Lộc) thành KCN, đồng thời mở rộng thêm các KCN Phú Bài, Phong Thu...đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của địa phương trong giai đoạn mới. Tỉnh lưu ý ngoài việc quy hoạch sử dụng đất, làm rõ vai trò quan trọng của các KCN đối với nền kinh tế của địa phương; trong phương án quy hoạch các KCN cần chú ý việc tái định cư di dân giải phóng mặt bằng, việc xây dựng nhà ở cho công nhân cùng các vấn đề về quy hoạch xử lý nước thải, rác thải trong từng KCN...
Hiện Thừa Thiên- Huế đang tập trung xây dựng 4 KCN gồm: KCN Phú Bài, KCN Tứ Hạ, KCN Phong Thu, KCN Chân Mây. Trong đó KCN Phú Bài được thành lập sớm nhất (giai đoạn I và II có tổng diện tích là 184,96 ha), với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ. Đến nay đã có 28 doanh nghiệp hoạt động tại KCN Phú Bài, lấp đầy diện tích giai đoạn I và II; riêng việc mở rộng KCN Phú Bài giai đoạn III đang được chuẩn bị đầu tư hạ tầng với diện tích 118,5ha. Khu công nghiệp Tứ Hạ có diện tích quy hoạch là 100ha...Công ty TNHH JK Global (Hàn Quốc) làm chủ dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 KCN Phong Thu, với diện tích quy hoạch là 100ha, tổng vốn đầu tư 6,5 triệu USD. Theo cam kết của nhà đầu tư, đến cuối năm 2010 sẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Tại đây đã có Công ty Scavi Huế đầu tư và đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho 1.300 lao động tại chỗ.
Theo thống kê, các KCN trên địa bàn đã thu hút 41 dự án đầu tư với tổng nguồn vốn đăng ký 2.928 tỉ đồng, tổng diện tích thuê đất 272 ha, trong đó có 10 dự án đầu tư nước ngoài với tổng nguồn vốn đăng ký 77 triệu USD.../.
Với mục tiêu phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh theo hướng hiện đại, năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao góp phần thiết thực xây dựng Hải Phòng cơ bản trở thành thành phố Cảng, công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước. Vừa qua, UBND thành phố có quyết định số 2571/QĐ-UBND phê duyệt đề án "Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp Hải Phòng đến năm 2010 và 2020".
Đến năm 2020, TP Cần Thơ dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 18%/năm; cơ cấu kinh tế: Nông-lâm-ngư nghiệp 3,7%; công nghiệp-xây dựng 53,8%; dịch vụ 42,5%; GDP đầu người sẽ đạt hơn 4600 USD/ người/năm...
Đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ưu tiên xây dựng các nhà máy thuỷ điện một cách hợp lý, đồng thời phát triển các nhà máy nhiệt điện sử dụng than và khí thiên nhiên. Khuyến khích phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng mới, tái tạo.
Về điều tra quy hoạch: các dạng năng lượng mới và tái tạo chưa được đánh giá đầy đủ, bởi vậy cần có kế hoạch và đầu tư thích đáng cho điều tra bổ sung các số liệu, tiến tới quy hoạch, phân vùng các dạng năng lượng này để có kế hoạch đầu tư, khai thác hợp lý. Lập các tổ chức chuyên trách, thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau để điều tra, xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Thực hiện tuyên truyền, tổ chức nghiên cứu, chế thử và triển khai rộng khắp trên toàn lãnh thổ.
Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng, ngành năng lượng Việt Nam đã được xác định rõ các mục tiêu.
Đẩy mạnh công tác thăm dò đánh giá trữ lượng than trên mức –300m, và tìm kiếm sâu từ -400-1.100 tại vùng than Quảng Ninh.
TP.HCM - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn sau năm 2020. Theo đó, quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 22 tuyến với tổng chiều dài 5.873km. Mạng đường bộ cao tốc quốc gia sẽ kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao. Dự kiến tổng quỹ đất để xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc vào khoảng 41.104 ha.
Chiến lược phát triển đường sắt cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2050 mà Thủ tướng vừa phê duyệt có đặt ra mục tiêu năm 2020 tuyến đường sắt cao tốc sẽ được đưa vào khai thác.
Nhằm phát triển mạng lưới giao thông nông thôn (GTNT) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, mới đây UBND tỉnh Hưng Yên đã có Quyết định số 2148/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1734/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
Ngày 28/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số: 152/2008/QĐ-TTg về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020.
Ngày 21-8-2006, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trong đó có các khu công nghịêp tỉnh Bắc Ninh.