Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phổ biến thông tin công nghệ trong ngành chế biến thực phẩm an toàn và thủ công mỹ nghệ

Hôm nay (19/11), trong khuôn khổ Tuần lễ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2008, Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI) phối hợp với Trung tâm thông tin và Công nghệ quốc gia – NACESTI tổ chức Hội thảo “Phổ biến thông tin về công nghệ trong ngành chế biến thực phẩm an toàn và thủ công mỹ nghệ” tại Trung tâm Hội Nghị Quốc tế.

Hội thảo là cầu nối giữa doanh nghiệp với các nhà khoa học, tổ chức cung cấp thiết bị, công nghệ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với những công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.  

Phát biểu tại hội thảo, TS Phạm Thị Thu Hằng – Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp  khẳng định: "Việc phổ biến kiến thức rất cần thiết cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV. Đây thực sự là thông tin đầu vào đầu tiên để doanh nghiệp bắt đầu bắt tay đến với một công nghệ nào đó”.

 ThS. Cao Minh Kiểm – Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (NACESTI) cho biết: “Hội thảo là cơ hội tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lựa chọn và đổi mới công nghệ cho phù hợp với từng doanh nghiệp”. 

Thực phẩm là loại hàng hóa đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Chính vì vậy ở bất kỳ quốc gia nào đang ở giai đoạn nào thì yêu cầu đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là mục tiêu hàng đầu. “Quản lý và kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm vừa và nhỏ” luôn là vấn đề được các DN quan tâm.
 
Theo TS Phạm Văn Thành – Trung tâm Phân tích và Giám định thực phẩm Q.G, Viện Công nghệ thực phẩm, công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta từng trải qua nhiều giai đoạn và hiện nay đang là cơ chế tự công bố tức là doanh nghiệp tự công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất và được kiểm soát bởi cơ quan quản lý. Việc quản lý chất lượng thực phẩm không chỉ còn dựa trên nguyên tắc “kiểm tra để loại bỏ sản phẩm sai lỗi” mà phải là “phòng ngừa một cách hệ thống và toàn diện các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình hình thành sản phẩm đó”. Nét khác biệt giữa hai nguyên tắc này là: đối tượng quản lý đã chuyển sang cả quá trình và hệ thống thay vì chú trọng đến đối tượng là thành phần của quá trình sản xuất; phương thức quản lý chuyển từ kiểm tra sang chứng nhận; yếu tố quản lý chuyển từ chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm thành các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất; mục tiêu từ loại bỏ sản phẩm hỏng kém chất lượng sang phòng ngừa và kiểm soát các nguy cơ gây ra sai hỏng; tính chất từ loại bỏ sản phẩm hỏng một cách thụ động sang chủ động phòng ngừa. 

Theo đó, sản phẩm thực phẩm an toàn trước hết phải được chế biến từ nguồn nguyên liệu an toàn, các sản phẩm trồng trọt phải tuân thủ GAP (Good Agricultural Practice); sản phẩm chăn nuôi phải tuân thủ GVP (Good Veterinary Practice). Thực phẩm phải được chế biến trong điều kiện hợp vệ sinh theo GHP (Good Hygienic Practive), tuân thủ quy phạm sản xuất GMP (Good Manufaturing Practice). Cuối cùng quá trình sản xuất phải có được hệ thống kiểm soát các mối nguy hại và các điểm trọng yếu HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point).

Ông Thành cũng đưa ra nguồn gốc và những mối nguy hại có thể có trong thực phẩm. Có 3 nhóm chính: các mối nguy hại có nguồn gốc sinh học (vi sinh vật gây bệnh, kí sinh trùng, virus…); nguy hại có nguồn gốc hóa học (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc kích thích sinh trưởng,…); các mối nguy hại vật lý (mảnh kim loại, đá, thủy tinh, tạp chất lạ…). Chính vì vậy, việc kiểm soát các mối nguy hại nhằm giữ cho thực phẩm được an toàn là việc làm yêu cầu phải có sự đồng bộ, thường xuyên và toàn diện. Và để việc kiểm soát này có hiệu quả thì hai nội dung không thể thiếu là xây dựng hệ thống quản lý, phòng ngừa và các kỹ thuật kiểm tra, phân tích.  

Cũng trong buổi hội thảo, ThS Lê Khánh Vân – Trưởng phòng Thông tin Thị trường  KH&CN (NACESTI) đã giới thiệu các hoạt động hỗ trợ thông tin công nghệ và tư vấn lựa chọn công nghệ thích hợp cho DNNVV. Những hoạt động chính: phát triển nguồn lực thông tin phục vụ thị trường công nghệ; tổ chức các Chợ công nghệ và thiết bị ở quy mô quốc tế, vùng, địa phương; vận hành và phát triển Techmart trực tuyến; thực hiện dịch vụ thông tin công nghệ; duy trì và phát triển Sàn giao dịch về công nghệ 40 Ngô Quyền – Hà Nội. 

(Theo dddn)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi