Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương hiệu địa phương

Thời gian gần đây, cụm từ “xây dựng thương hiệu” hay được nhắc đến và nhiều doanh nghiệp (DN) còn có tham vọng xây dựng thương hiệu mang tầm quốc gia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên môn thì việc xây dựng thương hiệu quốc gia không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công, chưa nói là còn quá ảo tưởng đối với những DN chưa biết lượng sức mình trong việc thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công bằng nhìn nhận, một sản phẩm có thương hiệu sẽ mang lại giá trị gia tăng đáng kể so với một sản phẩm không thương hiệu. Bất cứ một quốc gia nào cũng cần có những thương hiệu mang tầm quốc gia, nhưng việc “người người, nhà nhà” chạy đua xây dựng thương hiệu quốc gia mà bỏ quên xây dựng thương hiệu địa phương, nghĩa là bỏ quên cả một thị trường quy mô với hàng chục triệu người tiêu dùng trong nước vốn có lòng tự hào dân tộc rất cao (theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Taylor Nelson Sofres, 78% người VN tự hào về dân tộc mình, đứng thứ hai trên thế giới). Điều này cho thấy người VN cũng rất quan tâm đến thương hiệu và thương hiệu địa phương sẽ dễ gây ấn tượng với người tiêu dùng địa phương. Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN Lê Quốc Ân nhấn mạnh: Tôi rất khâm phục những DN dệt may xây dựng thương hiêu nhằm giới thiệu ra thị trường quốc tế nhưng không phải DN nào cũng thành công, vì vậy nên chăng xây dựng thương hiệu nhỏ thôi nhưng an toàn, hiệu quả. Vì ngay cả kế hoạch phát triển thương hiệu cao cấp tại Trung Quốc đến năm 2010 cũng chỉ là 5% so với hiện tại là 2%.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Bên cạnh đó, không chỉ xây dựng thương hiệu mới mà cách tân những thương hiệu cũ cũng rất quan trọng, không loại bỏ việc dùng phát minh của những ngành nghề khác để ứng dụng vào ngành nghề của mình mà chưa có ai thực hiện cũng được xem là sáng tạo trong cách tân thương hiệu” – ông Nguyễn Trung Thẳng, Chủ tịch HĐQT Masso Group, nhận xét. Điều đó dễ nhận thấy ngoài vài chục thương hiệu quốc gia vẫn có hàng ngàn thương hiệu địa phương trở nên quen thuộc với người tiêu dùng như Kym Đan, Vissan, Vinamilk..

( theo báo người lao động )

  • Đặc biệt coi trọng tăng trưởng tín dụng
  • Vẫn có thể đạt mục tiêu 500.000 doanh nghiệp vào năm 2010
  • Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng
  • Những giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất công nghiệp năm 2009
  • Kinh tế VN: Không khủng hoảng, nhưng có tăng trưởng bền vững?
  • Giá cả tăng 15 ngày liên tục, sẽ tính chuyện bình ổn giá
  • Tìm lợi thế cho bên bán trong những vụ M&A
  • Các NH TW có thể lại phối hợp cắt giảm lãi suất để ngăn chặn suy thoái kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi