Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các NH TW có thể lại phối hợp cắt giảm lãi suất để ngăn chặn suy thoái kinh tế

Trước khi diễn ra hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển và những nền kinh tế đang nổi (G20) tại Oasinhtơn ngày 15/11, có nguồn tin cho rằng các ngân hàng trung ương của những nước lớn có thể phối hợp thực hiện đợt cắt giảm lãi suất mới, nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế toàn cầu.

Động thái này cũng còn được coi là một hành động quyết định giữa lúc đang có sự chia rẽ rõ ràng giữa hai bờ Đại Tây Dương về cải cách thị trường tài chính thế giới.

Theo tờ "Bưu điện tài chính" (Canađa), trọng tâm của hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo G20 lần này là tập trung thảo luận chính sách tài chính và việc điêù hành thị trường tài chính. Taị một cuộc thảo luận ở Frankfurt (Đức) do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chủ trì ngày 14/11, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ben Bernanke, nói rằng việc các thị trường tiếp tục biến động cho thấy những thách thức đối với kinh tế toàn cầu vẫn đang tiếp diễn. Vì lý do này, các nhà hoạch định chính sách vẫn phải sẵn sàng thực hiện thêm các biện pháp ứng phó.
Tuy nhiên, bất cứ hành động cụ thể nào về điều chính lãi suất phải chờ cho tới khi tiến hành đợt công bố chính sách tiền tệ vào tháng 12 tới. FED, ECB, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Ngân hàng Trung ương Canađa, Ngân hàng Riksbank của Thụy Điển đều đã cắt giảm lãi suất 0,5% hồi đầu tháng 10/08 để ngăn chặn cuộc đổ vỡ tín dụng đang ngày càng xấu đi.
Tại Oasinhtơn, các nhà lãnh đạo G20 có thể chỉ nhất trí về sự cần thiết của việc kích thích thêm chính sách tiền tệ và không nghi ngờ gì nữa, đây sẽ là cuộc thảo luận gây chia rẽ về sự cần thiết đối với việc điều hành chặt chẽ hơn các thị trường tài chính toàn cầu.
Trong bài phát biểu rõ ràng nhằm vào các đối tác G20 cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ G.W. Bush đã nêu ra việc bảo vệ hệ thống thị trường tự do bằng cách nói rằng hệ thống này không chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng hiện nay và câu trả lời là không nên cố sáng tạo lại nó. Trong khi đó,các quan chức Canađa những tuần qua liên tục đánh tiếng rằng, họ cũng không muốn tham gia cải cách cơ bản các thể chế tài chính với việc Bộ trưởng Tài chính Jim Flaherty kêu gọi các nước trước tiên hãy sắp xếp lại hệ thống ngân hàng của mình và không nên thúc ép thực hiện việc điêù hành hệ thống ngân hàng một cách quá thái.

(Theo Thông tấn xã Việt Nam)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi