Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam cần những giải pháp cụ thể giải quyết khủng hoảng (12/11)

Cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu hiện tiếp tục có những diễn biến xấu, dù những gói giải pháp mạnh tay đã được triển khai. TTCK toàn cầu tiếp tục chao đảo là biểu hiện rõ ràng nhất. Tuy nhiên, chính phủ các nước vẫn đang nỗ lực không nghỉ để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Ồ ạt bơm vốn

Trong những diễn biến mới nhất, Chính phủ Mỹ hôm 10.11 đã quyết định cơ cấu lại kế hoạch giải cứu tập đoàn bảo hiểm khổng lồ AIG. Theo đó, tăng gói hỗ trợ tài chính lên 150 tỉ USD với các điều khoản thuận lợi hơn. Gói giải cứu nhỏ hơn trước đó đã thất bại trong việc ổn định hóa đại gia đang gặp khó khăn này.

Bộ Tài chính và Cục Dự trữ liên bang (FED) đã thông báo kế hoạch mới trên, sau khi AIG công bố khoản lỗ ròng lên tới 24,47 tỉ USD trong quý III. Theo kế hoạch mới, Chính phủ Mỹ sẽ dành 40 tỉ USD mua cổ phần ưu đãi của AIG. Đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ dùng tiền từ kế hoạch này để cứu trợ một Cty, ngoài các NH.

Tại Kazakhstan, chính phủ nước này cùng với 4 NH lớn nhất nước hôm 11.11 đã thống nhất về việc bơm thêm 3,47 tỉ USD vào nền kinh tế để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trước đó, Chính phủ Trung Quốc cũng thông qua gói kích thích kinh tế trị giá gần 600 tỉ USD nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển và kích thích tiêu dùng trong nước.

Bộ trưởng tài chính và thống đốc NHTƯ nhóm 20 nước giàu nhất thế giới và các nền kinh tế mới nổi (G-20) cho rằng, các gói cứu trợ lớn của Mỹ, Châu Âu và một số nước khác vẫn chưa tái thiết được dòng tín dụng và lòng tin của NĐT. Các chính phủ cần tăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế ở mức cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng. Những đề xuất cụ thể hơn sẽ được G-20 đưa ra trong Hội nghị cấp cao tại Washington ngày 15.11 tới.
 

 

Việt Nam: Đâu là giải pháp cụ thể?

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải -  Tổng thư ký Hiệp hội NĐT tài chính (Vafi), hiện cả thế giới đang nỗ lực đưa ra các giải pháp nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế nói chung và vực dậy thị trường tài chính nói riêng. Do đó, Việt Nam cũng cần phải có những chính sách hỗ trợ tương tự có trọng điểm và thực tế những thay đổi trong chính sách tiền tệ vừa qua cũng hướng đến mục tiêu này.
 
Quan điểm của Vafi cho rằng nên đẩy mạnh trở lại các dự án đầu tư hạ tầng cần thiết như giao thông, thủy lợi, năng lượng, cầu cảng... vì trong bối cảnh lãi suất, giá nguyên vật liệu vừa qua tăng cao, không ít dự án bị đình lại hoặc giảm tiến độ do thiếu vốn. Các thủ tục quyết toán công trình, thủ tục cấp vốn cần được cải tiến. Thậm chí, những DN đang thực thi các dự án hiệu quả có thể được xem xét hỗ trợ ưu đãi lãi suất.

Xây dựng cơ bản là một trong những động lực của tăng trưởng kinh tế và tăng cầu cho xây dựng cơ bản cũng là biện pháp kích cầu cho các lĩnh vực sản xuất liên quan. Các dòng vốn FDI vào lĩnh vực hạ tầng nên được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn để tăng cường sức cầu cho sản xuất. Gói giải pháp của Trung Quốc vừa qua cũng tập trung vào hạ tầng, cắt giảm thuế mua tài sản cố định, trợ giá nông dân...

Về vấn đề vốn, NHNN đang đi đúng hướng khi thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, tùy vào thực tế việc nới lỏng có thể được tiến hành mạnh hơn như hạ thêm dự trữ bắt buộc, hạ lãi suất cơ bản. Trước khi thời điểm lạm phát tăng cao, dự trữ bắt buộc chỉ vào khoảng 5-6%. Hiện tại lạm phát đã có chiều hướng giảm mạnh thì dòng vốn cần được đưa trở lại vào nền kinh tế có trọng điểm để kích thích tăng trưởng.

Các biện pháp nới lỏng tiền tệ sẽ giúp mặt bằng lãi suất giảm tiếp và lãi suất cho vay nằm trong mức "chịu đựng" của DN. Trong bối cảnh xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, vấn đề kích thích cầu nội địa càng trở nên quan trọng. Mặc dù chính sách tiền tệ được nới lỏng nhưng cần đẩy mạnh dòng vốn này vào trực tiếp thị trường nhằm kích cầu.

Việc Trung Quốc đã triển khai gói giải pháp gần 600 tỉ USD để kích thích tăng trưởng kinh tế cũng tạo ra cơ hội cho Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực xuất khẩu truyền thống, chẳng hạn như caosu, hay áp lực hàng giá rẻ (phân bón, ximăng, sắt thép...) của nước này tràn vào Việt Nam cũng giảm bớt.

Đối với TTCK, các chính phủ đều có những giải pháp nhằm giải quyết trực tiếp nguồn gốc của vấn đề. Chẳng hạn với Mỹ hay Châu Âu, nợ bất động sản, tính thanh khoản của hệ thống tài chính được giải quyết bằng cách bơm vốn trực tiếp và mua lại các tài sản cầm cố.

Đối với TTCK Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất là tăng tính hấp dẫn cho thị trường, kích cầu bên cạnh việc tạo điều kiện cho DN niêm yết hoạt động hiệu quả. Nhiều ý kiến cho rằng "đả thông" kênh TTCK cũng là tạo điều kiện về vốn cho DN trong khi kênh ngân hàng tiếp tục khó khăn.
 
Theo Tổng thư ký Hiệp hội kinh doanh CK (VASB) Nguyễn Thanh Kỳ, các chính sách hỗ trợ có thể tạo sức hấp dẫn cho thị trường, kích thích sức cầu. Khi TTCK phát triển tốt thì các DN mới có khả năng huy động vốn thành công phục vụ sản xuất, cũng như đẩy nhanh việc CPH.

Vấn đề thu thuế đối với đầu tư CK hiện đang được thị trường hết sức quan tâm, bởi thời điểm thực hiện đang rất gần. Trao đổi với PV Lao Động chiều ngày 11.11, một quan chức cao cấp của UBCKNN cho biết, UB đã thống kê các mức thu thuế CK của các nước cũng như những hành động hỗ trợ của các nước liên quan đến thuế để lấy căn cứ trình Bộ Tài chính về khả năng lùi thời hạn thu thuế trong vòng 1 năm. Mặt khác, thực tế thị trường 2008 cho thấy cơ hội có lãi của NĐT là thấp nên thu thuế là chưa hợp lý.

Kinh nghiệm của Trung Quốc sử dụng thuế như một công cụ điều tiết cũng có thể tham khảo: Khi thị trường nóng, điều chỉnh tăng thuế suất đánh vào giao dịch bán từ 0,1% lên 0,3%, khi thị trường giảm mạnh lại trả về mức 0,1%. Tháng 9.2008 TTCK toàn cầu bất ổn, Trung Quốc đã quyết định bỏ thuế CK.
Nguồn: Lao Động

( Cổng thông tin kinh tế )

  • Kinh tế 2009: vẫn nặng nỗi lo lạm phát
  • Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định trong 10 năm tới
  • Nghịch lý trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
  • Kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam - Mông Cổ sẽ đạt 10 triệu USD vào năm 2010
  • Suy thoái kinh tế-thời cơ vàng cho quảng cáo
  • Thay đổi tiêu chí tập trung kinh tế
  • Kinh tế xã hội 10 tháng năm 2008: Nhiều điểm sáng
  • 10 điểm chính kinh tế 10 tháng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi