Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thay đổi tiêu chí tập trung kinh tế

Ngày 27/10, tại Hà Nội, Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương, phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài tổ chức hội thảo "Thực tiễn kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế", nhằm đưa ra các giải pháp thay đổi tiêu chí tập trung kinh tế để thực hiện tốt Luật Cạnh tranh.

Theo bà Trần Phương Lan, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), tiêu chí tập trung kinh tế được quy định tại Luật Cạnh tranh nên các doanh nghiệp tham gia hoạt động tập trung kinh tế phải thông báo cho Cục Quản lý Cạnh tranh trước khi tiến hành hoạt động này khi ngưỡng thị phần đạt từ 30-50%. Nếu thị phần lớn hơn 50%, hoạt động tập trung kinh tế bị cấm.

Bà Laure Corgier, Luật sư cao cấp Ủy ban cạnh tranh Thụy Sỹ (Comco), cho rằng việc kiểm soát tập trung kinh tế rất cần thiết vì quá trình này tạo ra sức mạnh thị trường cho phép một doanh nghiệp có thể định giá cao hơn mức chi phí cận biên và gây ra tình trạng độc quyền, ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng.

Ở Việt Nam, tập trung kinh tế bị cấm nếu thị phần kết hợp lớn hơn 50%. Đó là một tiêu chí không rõ ràng bởi thị phần phụ thuộc chặt chẽ vào việc xác định thị trường liên quan buộc các doanh nghiệp phải tự xác định thị trường liên quan một cách chủ quan. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí để xác định xem việc tập trung kinh tế của mình có phải thông báo hay không. Đây chính là kẽ hở của Luật cạnh tranh khiến doanh nghiệp có chỗ trốn tránh không thông báo tập trung kinh tế.

Để quá trình kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam tốt hơn, các chuyên gia quốc tế khuyến nghị cần phải thay đổi các tiêu chí xem xét theo hướng làm cho các doanh nghiệp có thể nhận biết dễ dàng nghĩa vụ thông báo của họ. Ngoài yếu tố thị phần, Việt Nam nên có thêm tiêu chí doanh thu bán hàng bởi tiêu chí này rõ ràng và khách quan, giúp các doanh nghiệp dễ nhận thấy khi nào cần phải thực hiện nghĩa vụ thông báo.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy năm 2007, cả nước có 113 vụ giao dịch với tổng giá trị 1.753 triệu USD, gấp 3 lần về số vụ và 6 lần về giá trị so với năm 2006; trong đó, các vụ mua bán doanh nghiệp có quy mô lớn tập trung tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Bên cạnh đó, năm 2007 có 1.092 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 17 tỷ USD được điều chỉnh Giấy phép đầu tư với nội dung chuyển nhượng vốn giữa các đối tác. Số dự án có hoạt động mua lại chỉ chiếm 12,7% so với tổng số dự án FDI đầu tư vào Việt Nam nhưng tổng vốn đăng ký của các dự án này chiếm tới 20% tổng vốn FDI được cấp phép.

(Theo Thông tấn xã Việt Nam)

  • Suy thoái kinh tế-thời cơ vàng cho quảng cáo
  • Kinh tế xã hội 10 tháng năm 2008: Nhiều điểm sáng
  • 10 điểm chính kinh tế 10 tháng
  • Mục tiêu phát triển sản xuất công nghiệp và thương mại năm 2009
  • Phát triển đường cao tốc để làm đòn bẩy kinh tế
  • Năm 2009, dự kiến bội chi NSNN khoảng 4,8% GDP
  • Xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu: Việt Nam tăng sáu bậc
  • Chủ động thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu và giải pháp thực hiện năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi