Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghịch lý trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, nhiều năm trở về trước, bảo hiểm cháy nổ và bảo hiểm kỹ thuật là hai nghiệp vụ luôn dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, đồng thời là những nghiệp vụ có tỷ lệ tổn thất thấp, tỷ lệ phí ổn định. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, 2 nghiệp vụ này bắt đầu có những nghịch lý.

Phí giảm, bồi thường bảo hiểm tăng
 
Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia (Vinare), doanh nghiệp duy nhất hoạt động trong lĩnh vực tái bảo hiểm tại Việt Nam nhận định, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2008 tiếp tục tăng trưởng tốt, với tốc độ tăng trưởng đạt hơn 25% so với cùng kỳ năm 2007. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh không được như mong muốn, do chi phí quản lý và khai thác còn quá cao, nhiều loại hình dịch vụ như bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm thân xe ô tô có tỷ lệ tổn thất lớn.
 
Theo đánh giá của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật có tỷ lệ tổn thất bình quân trong 9 năm (1999 – 2007) là 47,6%/năm thì năm 2006, tỷ lệ bồi thường là 49,87%, năm 2007 là 98,45%. Ngược lại với thực tế trên, tỷ lệ phí bảo hiểm có xu hướng ngày một giảm, không tương xứng với trách nhiệm bảo hiểm; cạnh tranh không lành mạnh (phi kỹ thuật) ngày càng gia tăng; mẫu đơn bảo hiểm bị chỉnh sửa không theo chuẩn hoặc áp dụng nhiều điều khoản không phù hợp. Phổ biến là hiện tượng các doanh nghiệp khoán theo doanh thu, không tính đến hiệu quả kinh doanh; công tác quản lý rủi ro chưa được quan tâm đúng mức…
 
Tương tự, nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ có tỷ lệ tổn thất bình quân trong 10 năm (1998 – 2007) là 35,6%/năm, thì năm 2006 có tỷ lệ bồi thường 76,6%, năm 2007 là 48,8%. Trong 9 tháng đầu năm 2008, toàn quốc đã xảy ra hàng chục vụ cháy lớn, trong đó có 6 vụ cháy lớn đã gây tổn thất vượt quá 12 triệu USD. Trong khi đó, tỷ lệ phí ngày càng thấp đi, tỷ lệ phí bảo hiểm bình quân năm 2007 giảm trung bình 30% so với năm 2005 và 2006, mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
 
Cạnh tranh không lành mạnh
 
Theo tổng kết của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã soạn thảo nhiều đơn chào mua bảo hiểm với nhiều điều khoản, điều kiện bảo hiểm mở rộng, khấu trừ giảm hoặc không có, phí bảo hiểm hạ song vẫn có doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận. Một số dự án được chia nhỏ thành nhiều gói thầu, nhiều hạng mục công trình để từng doanh nghiệp bảo hiểm tham gia với thời hạn bảo hiểm và biểu phí khác nhau trong cùng một số rủi ro cơ bản. Đối với kinh doanh bảo hiểm cháy nổ, việc bán bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đi liền với điều kiện: cơ sở phải có giấy chứng nhận an toàn phòng cháy, chữa cháy (khoảng 10%) đã hạn chế việc tham gia bảo hiểm.
 
Tình trạng cạnh tranh hạ phí, mở rộng điều kiện, điều khoản bảo hiểm sang cả phạm vi bảo hiểm khác. Những tài sản có giá trị không cao, không phải tái bảo hiểm ra nước ngoài, không phải áp dụng mức phí quốc tế thì hạ phí bảo hiểm để giành dịch vụ. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận tất cả rủi ro về mình, đồng thời làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác. Ví dụ, có hợp đồng bảo hiểm khu resort giá trị tài sản không lớn, nhưng thiệt hại kinh doanh rất cao vì bị tác động của mưa bão, sóng gió… song vẫn có doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm với mức phí hạ.
 
Không ít chuyên gia về bảo hiểm đã chỉ ra rằng, để góp phần phát triển lành mạnh cũng như bảo đảm an toàn trong hoạt động, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam cần phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp, chấm dứt ngay tình trạng khai thác chạy theo doanh thu, chấn chỉnh lại các hoạt động nghiệp vụ, thực hiện nghiêm quy định của Bộ Tài chính, các cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm, đoàn kết trên thị trường thông qua đồng bảo hiểm, chia sẻ dịch vụ, thông tin, kinh nghiệm khai thác. Đặc biệt là kiên quyết không nhận các dịch vụ xấu, dịch vụ có tỷ lệ phí bảo hiểm thấp, rủi ro cao…
(Theo Đầu tư chứng khoán)

  • Kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam - Mông Cổ sẽ đạt 10 triệu USD vào năm 2010
  • Suy thoái kinh tế-thời cơ vàng cho quảng cáo
  • Thay đổi tiêu chí tập trung kinh tế
  • Kinh tế xã hội 10 tháng năm 2008: Nhiều điểm sáng
  • 10 điểm chính kinh tế 10 tháng
  • Mục tiêu phát triển sản xuất công nghiệp và thương mại năm 2009
  • Phát triển đường cao tốc để làm đòn bẩy kinh tế
  • Năm 2009, dự kiến bội chi NSNN khoảng 4,8% GDP
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi