Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định trong 10 năm tới

Nhận định của tổ chức giám sát doanh nghiệp quốc tế Business Monitor International Ltd (BMI) về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong 10 năm tới. Trong báo cáo tổ chức này đưa ra, BMI dự báo Việt Nam sẽ duy trì được mức tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) khoảng 8% năm trong 10 năm tới, trong đó việc hoạch định chính sách sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong giải quyết những ách tắc về cơ sở hạ tầng.

BMI cũng nhận định khu vực sản xuất công nghiệp được đầu tư mạnh mẽ sẽ vẫn là động lực chính cho tăng trưởng của Việt Nam trong 10 năm tới. Khu vực sản xuất công nghiệp hiện đóng góp khoảng 25% GDP, nhưng con số này sẽ tăng lên 34% vào năm 2013 và lên tới 40% vào năm 2017.

Đề cập những nguy cơ chính là lạm phát, cơ cấu hạ tầng và giáo dục, báo cáo của BMI nhận định đồng tiền lên giá sẽ làm giảm sức ép lạm phát và lạm phát giá tiêu dùng hàng năm sẽ vào khoảng 5% từ năm 2011 trở đi.

Khả năng hạn chế về cảng biển, đường sắt và đường bộ của Việt Nam vẫn đang gây bất lợi so với Trung Quốc khi thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất phục vụ xuất khẩu. Hơn nữa, sự cách biệt tăng lên giữa nhu cầu và cung cấp năng lượng, dẫn tới việc cắt điện là một mối đe dọa chính đối với cả tăng trưởng và lạm phát. Chính sách năng lượng là lĩnh vực sẽ phải được giải quyết với quyết tâm mạnh hơn hiện nay.

BMI cho rằng việc tiếp tục cải cách kinh tế thông qua quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động đang diễn ra hiện nay của các doanh nghiệp quốc doanh và chuyển quyền sở hữu sang tay tư nhân cũng được coi là một yêu cầu để Việt Nam duy trì mức tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 8%, đồng thời thực hiện một nỗ lực đồng bộ để nâng cao các trình độ ở mọi cấp của hệ thông giáo dục.
Cũng theo BMI, Việt Nam sẽ cần phải tăng số sinh viên tốt nghiệp đại học loại ưu trong các lĩnh vực như tài chính và khoa học nếu muốn tránh bị rơi vào tình trạng sản xuất với giá trị hàng hóa thấp.

(Vinanet)

  • Nghịch lý trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
  • Kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam - Mông Cổ sẽ đạt 10 triệu USD vào năm 2010
  • Suy thoái kinh tế-thời cơ vàng cho quảng cáo
  • Thay đổi tiêu chí tập trung kinh tế
  • Kinh tế xã hội 10 tháng năm 2008: Nhiều điểm sáng
  • 10 điểm chính kinh tế 10 tháng
  • Mục tiêu phát triển sản xuất công nghiệp và thương mại năm 2009
  • Phát triển đường cao tốc để làm đòn bẩy kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi