Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cần quan tâm hơn đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bởi điều này sẽ giúp cho việc tăng cường sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nhận định này đã được hầu hết các chuyên gia chia sẻ tại một hội thảo về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tổ chức ngày 10/3, tại Hà Nội.

Bà Jennie Ness, Tùy viên cơ quan Sở hữu trí tuệ khu vực (Bộ Thương mại Mỹ) cho rằng, nếu các doanh nghiệp chủ động bảo vệ nhãn hiệu thương mại của mình sẽ có thể tránh được tai tiếng tiêu cực dẫn tới kiện tụng.

Còn theo luật sư Thomas Treutler, Văn phòng luật sư Tilleke & Treutler thì khi độc quyền về tài sản sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sáng chế, doanh nghiệp sẽ có khả năng tốt hơn trong việc tìm nguồn tài trợ hoặc vay vốn. Việc một công ty đăng ký nhiều sản phẩm sở hữu trí tuệ cũng là thể hiện tính chuyên nghiệp và hiện đại. Ông cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần tra cứu thông tin để tìm hiểu tình hình trên thế giới, tránh lặp lại những nghiên cứu, sáng chế đã có nhằm tránh bị kiện vì xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa, các doanh nghiệp.

Theo nhận xét của các chuyên gia, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện vẫn chưa nhận thức được rằng việc phát triển, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ là nguồn lực kinh tế; nhiều doanh nghiệp còn thiếu đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, để từ đó thương mại hoá các sản phẩm được bảo hộ sáng chế độc quyền.

Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm thay đổi hiện trạng này, trong đó có Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Đây là một chương trình lớn được thực hiện từ 2005 đến năm 2010 với mục tiêu nâng cao nhận thức và hỗ trợ các doanh nghiệp tạo ra, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ.

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo hành lang pháp lý thông thoáng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Ông Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, cho biết để thực hiện mạnh mẽ các cam kết của mình trong việc bảo hộ quyền Sở hữu Trí tuệ phần mềm, trong năm 2005 và năm 2006, Chính phủ đã xây dựng và ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền Sở hữu Trí tuệ, phần nào bắt kịp được với các tiêu chuẩn của hệ thống luật pháp của các nước tiên tiến trên thế giới về quyền sở hữu trí tuệ và cũng đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia trong lĩnh vực này./.

( Theo Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng )

  • Chi phí quảng cáo, khuyến mại cần quy định hợp lý
  • Phát triển công nghiệp phụ trợ: Biết rồi, khổ lắm... để đấy!
  • Tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tháng 10/2008
  • Phòng ngừa tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ
  • Tăng động lực cho Tam giác phát triển
  • Việt Nam cần những giải pháp cụ thể giải quyết khủng hoảng (12/11)
  • Kinh tế 2009: vẫn nặng nỗi lo lạm phát
  • Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định trong 10 năm tới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi