Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vẫn có thể đạt mục tiêu 500.000 doanh nghiệp vào năm 2010

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp VN đã cho biết như vậy ngày 18.11. Theo ông Lộc, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) luôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngay cả trong điều kiện bình thường.

Chính vì vậy, các DN này là phải cơ cấu lại nguồn vốn, không chỉ dựa vào nguồn vốn vay mà còn nguồn vốn tự có; nâng cao năng lực quản trị DN, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính; nâng cao  khả năng hoạch định kế hoạch chiến lược kinh doanh,...

Thời gian qua việc liên kết các DN lớn và SME còn lỏng lẻo. Các DN nhỏ rất ít cơ hội trở thành nhà thầu phụ cho các dự án của các DN lớn, các DN FDI. Cho nên việc tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực đầu tư nước ngoài đã không kéo theo làn sóng phát triển của khối các DN SME, không hỗ trợ nhiều cho sự phát triển của DN thuộc khu vực này.

Đó là điểm yếu của các DN VN. Do đó, việc phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước đang là một trong những yêu cầu cấp bách.

Để hỗ trợ khối DNSME, chúng ta đã có chủ trương xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng SME này từ nhiều năm. Nhưng đến nay mới có 11 quỹ đi vào hoạt động. Gần đây, một số ngân hàng cũng có chương trình hỗ trợ vốn cho DNSME, tuy nhiên nguồn vốn từ các chương trình này vẫn quá thấp so với nhu cầu của các DN này.

Tuy nhiên, ông Lộc cho rằng khó khăn này sẽ không ảnh hưởng tới kế hoạch phát triển 500.000 DN tới 2010. Bởi chúng ta có 4 triệu hộ kinh doanh. Nếu có biện pháp hợp lý, đơn giản hóa thủ tục hơn nữa và có chính sách khuyến khích thì hoàn toàn có thể chuyển một phần trong con số 4 triệu hộ kinh doanh trở thành DN để đạt được mục tiêu này vào năm 2010.

( theo báo lao động )

Bài thuộc chuyên đề: Dự báo kinh tế Việt Nam 2010

  • Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng
  • Những giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất công nghiệp năm 2009
  • Kinh tế VN: Không khủng hoảng, nhưng có tăng trưởng bền vững?
  • Giá cả tăng 15 ngày liên tục, sẽ tính chuyện bình ổn giá
  • Tìm lợi thế cho bên bán trong những vụ M&A
  • Các NH TW có thể lại phối hợp cắt giảm lãi suất để ngăn chặn suy thoái kinh tế
  • Minh bạch Tài chính DN: Lợi thế hút đầu tư
  • Chi phí quảng cáo, khuyến mại cần quy định hợp lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi