Dự báo nhu cầu thép các loại khoảng 11-12 triệu tấn, trong đó thép xây dựng khoảng 5,5-6,0 triệu tấn; còn lại là thép hình, thép chế tạo, thép dẹt. Trong nước sẽ bố trí sản xuất đủ thép xây dựng khoảng 5 triệu tấn và khoảng 500 ngàn tấn thép dẹt. Dự kiến nhập kẩu khoảng 6,5 triệu tấn thép dẹt, thép chế tạo. Năng lực sản xuất phôi năm 2009 cũng đạt khoảng 3,0 triệu tấn, đáp ứng khoảng 54% nhu cầu (dự báo nhu cầu phôi thép năm 2009 là 5,5 triệu tấn), phải nhập khẩu khoảng 2,8-3 triệu tấn.
Cân đối cung - cầu một số sản phẩm công nghiệp thiết yếu
- Điện: để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng, nhu cầu điện năm 2009 dự kiến khoảng 78,0 tỷ kWh. Điện sản xuất của EVN dự kiến khoảng 57,1 tỷ kWh điện, điện mua ngoài 29,6 tỷ kWh. Sản lượng điện thương phẩm đạt 77,1 tỷ kWh, tăng 14,5% so với năm 2008. Như vậy, Việt Nam sẽ còn thiếu khoảng 1 tỷ kWh nữa. Đảm bảo đúng tiến độ vận hành của các nhà máy điện và lưới điện đồng bộ, đồng thời tăng cường kiểm soát việc thực hiện kiệm trong sử dụng điện. Dự kiến, công suất nguồn tăng thêm năm 2009 là 3.351 MW, đưa tổng công suất đạt khoảng 18.569 MW.
- Than mỏ: ước sản lượng than tiêu thụ năm 2008 khoảng 41 – 42 triệu tấn. Dự kiến nhu cầu năm 2009 tăng thêm 4 triệu tấn, trong đó than cho điện tăng 2,5 triệu tấn, cho xi măng 1,2 triệu tấn, cho các hộ tiêu thụ khác tăng khoảng 3%. Do vậy, bố trí sản lượng năm 2009 khoảng 45,5 triệu tấn.
- Thép: Dự báo nhu cầu thép các loại khoảng 11-12 triệu tấn, trong đó thép xây dựng khoảng 5,5-6,0 triệu tấn; còn lại là thép hình, thép chế tạo, thép dẹt. Trong nước sẽ bố trí sản xuất đủ thép xây dựng khoảng 5 triệu tấn và khoảng 500 ngàn tấn thép dẹt. Dự kiến nhập kẩu khoảng 6,5 triệu tấn thép dẹt, thép chế tạo. Năng lực sản xuất phôi năm 2009 cũng đạt khoảng 3,0 triệu tấn, đáp ứng khoảng 54% nhu cầu (dự báo nhu cầu phôi thép năm 2009 là 5,5 triệu tấn), phải nhập khẩu khoảng 2,8-3 triệu tấn.
- Xăng dầu: dự kiến mức tiêu dùng xăng dầu đầu năm 2008 khoảng 13 triệu tấn và nhu cầu năm 2009 khoảng 14 triệu tấn. Do từ tháng 2/2009 nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động, sản lượng xăng dầu năm 2009 sản xuất khoảng 2,7-3 triệu tấn. Dự kiến mức nhập khẩu năm 2009 khoảng 12,2 triệu tấn trong đó có 1 triệu tấn tái xuất, tiêu dùng trong nước khoảng 11,2 triệu tấn.
Những giải pháp đối với sản xuất công nghiệp thực hiện trong năm 2009
- Ngành điện : tập chung đầu tư để đưa vào huy động thêm công suất các nguồn điện, đồng thời tăng thêm nguồn điện mua ngoài của các dự án BPT, IPP, của Trung Quốc, trong đó có khoảng 10 tỷ kWh của các nhà máy Cà Mau 1 và 2, Nhơn Trạch 1 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, có biện pháp điều tiết nhu cầu một cách hiệu quả, tránh tình trạng mất điện không báo trước, tăng cường công tác kiểm toán năng lượng, thực hiện tiêu dùng tiết kiệm cũng như tiết kiệm chi phí sản xuất điện 10 -15%, khẩn chương xây dựng các đề án điện theo cơ chế thị trường.
- Ngành dầu khí: Phấn đấu tăng thêm trữ lượng 30-40 triệu tấn dầu quy đổi, đưa vào khai thác thêm 3 mỏ mới là Pearrl trong quý I, mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi và SK 305 (Malaysia), xuất khẩu trên 11 triệu tấn dầu thô và huy động hiệu quả nhà máy lọc dầu Dung Quất từ tháng 2/2009 với mục tiêu sản xuất và cung cấp cho thị trường 2,7-3 triệu tấn xăng dầu các loại, vận hành an toàn các đường ống dẫn khí, bảo đảm cung cấp 7,5-8 tỷ m3 khí khô cho nhu cầu.
- Ngành than và khoáng sản: đẩy mạnh công tác thăm dò để gia tăng trữ lượng, công tác bóc đất đá và đào lò, công tác bảo vệ môi trường, công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ nhất là cho sản xuất điện, xi măng… Thực hiện đấu thầu xuất khẩu than, huy động có hiệu quả nhà máy tuyển, luyện đồng Lào Cai, tăng khả năng phát điện của nhà máy Cao Ngạn, Na Dương, Cẩm Phả, cung cấp tối thiểu 2,4 tỷ kWh đồng thời đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn điện khác như Cẩm Phả 2; 3 Mạo Khê, Nông Sơn…
- Ngành thép : Tập chung rà soát lại quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ các dự án sản xuất phôi và cán đang triển khai, đảm bảo cân đối nguyên liệu cho sản xuất, phù hợp với yêu cầu thị trường, trong đó có khai thác quặng, thu mua và nhập khẩu thép phế, củng cố và phát triển, đổi mới hệ thống phân phối để đảm bảo kiểm soát nguồn hàng và giá cả, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Những vấn đề cụ thể một số ngành
- Ngành điện: Cho phép bổ sung các dự án điện vào danh mục vay ưu đãi theo Nghị định 151/2006NĐ-CP ngày 20/12/2006, ưu tiên bán ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng và trả nợ các hợp đồng vay nước ngoài, ưu tiên bố trí vốn ODA cho các công trình nguồn, cấp đủ vốn cho công trình phát triển điện nông thôn các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh vùng núi phía Bắc khó khăn.
- Ngành than và khoáng sản: Chính phủ xem xét cho hỗ trợ một phần vốn để điều tra đánh giá tiềm năng than dưới mức 300 bể than Quảng Ninh hoặc cho phép tính vào chi phí sản xuất hàng năm. Bộ Tài Nguyên Môi trường sớm hoàn thành các thủ tục cấp giấy phép khai thác mỏ than cho TKV; được vay tín dụng ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác than hầm lò.
- Ngành thép: cho phép vay tín dụng ưu đãi cho các dự án đầu tư thượng nguồn (khai thác mỏ, luyện phôi); có cơ chế quản lý nhập khẩu thép phế liệu phù hợp với tình hình (nhất là tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan tới môi trường của thép phế) để việc nhập khẩu thuận lợi hơn.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
"Cần phải điều chỉnh cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam. Thay vì lặp lại con đường phát triển nhanh của Trung Quốc, kinh tế Việt Nam có thể chỉ đạt được những thành công khiêm tốn hơn nhiều, tương tự với các nước láng giềng như Indonesia và Thái Lan." - Trích báo cáo của VNR Reseach Division.
Bị sức ép trên thương trường, doanh nghiệp cần tạo lợi thế cạnh tranh mới, hay khi cơ hội mới xuất hiện, doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh, thay đổi hướng đầu tư… Những yếu tố này có thể là động cơ để thực hiện việc mua bán và sáp nhập (M&A).
Trước khi diễn ra hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển và những nền kinh tế đang nổi (G20) tại Oasinhtơn ngày 15/11, có nguồn tin cho rằng các ngân hàng trung ương của những nước lớn có thể phối hợp thực hiện đợt cắt giảm lãi suất mới, nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế toàn cầu.
Với bối cảnh thị trường Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn bao giờ hết như hiện nay, sự chuẩn bị nội lực của các DN trong nước nhằm tranh thủ tối đa sự tập trung của nhà đầu tư là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển và tăng lợi thế cạnh tranh. Một trong những ưu thế cần phải được tận dụng chính là tài chính DN (TCDN). Tuy nhiên, đối với nhiều nhà đầu tư, tài chính DN có thực sự minh bạch như các bản báo cáo là một câu hỏi không hề dễ trả lời.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Sau gần 25 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam đã khác hẳn. So với 10 năm trước, đời sống của dân chúng nói chung hiện nay được cải thiện nhiều, vị trí của Việt Nam trên thế giới cũng tăng lên đáng kể. Rõ ràng ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận.
Bàn cờ kinh tế VN bị chia thành rất nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh này thường bị chi phối bởi các nhóm độc quyền và đặc quyền. Điểm yếu cơ bản nhất trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc bán tài nguyên và gia công trình độ thấp, nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả làm chủ đạo.
Việt Nam tăng 18 bậc lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 vừa được WEF công bố. Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay Singapore và Hồng Công tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu.
Hiện nay quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) đã mở rộng đến gấn 25% diện tích và chiếm khoảng 70% thu nhập kinh tế của cả nước. Một vấn đề đặt ra là: quan điểm ngày càng mở rộng quy mô diện tích của các VKTTĐ của Việt Nam có hợp lý hay không? Làm thế nào để các VKTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước ,có một thế đứng vững chắc trong tương lai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
Ngày 17-5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã tổ chức hội thảo tham vấn cho dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2011-2015, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quốc tế. Nội dung chủ yếu nêu lên bức tranh toàn cảnh về KT-XH, cùng những vấn đề liên quan khi nước ta bước vào giai đoạn "đệm" chuyển tiếp để cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Bên cạnh những vấn đề quản lý đô thị, trung tâm hành chính quốc gia… thì bài toán kinh tế là băn khoăn lớn nhất khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, sáng 11/5.
Kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên là Chu Lai được thành lập năm 2003, đến nay đã có 14 khu kinh tế biển được thành lập, gồm 2 khu ở đồng bằng sông Hồng, 10 khu ở vùng duyên hải miền Trung và 2 khu ở miền Nam. Theo Quy hoạch phát triển các KKT biển đến năm 2020 cả nước sẽ có 15 khu kinh tế biển với kinh phí đầu tư khoảng 162.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 500.000 ngàn người.
Tại bài viết mới nhất trên blog của mình, TS. Trần Công Hòa đã phân tích và đưa ra một số khuyến nghị về hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế 2010: tiếp tục giảm giá VND; cắt giảm chi tiêu công; tăng tính độc lập của NHNN; kiên quyết cho phá sản những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ; điều chỉnh chính sách thuế ở một số lĩnh vực theo phương thức lũy tiến; phát triển công nghiệp phụ trợ;...
Tăng trưởng luôn luôn là một cuộc trường chinh. Vì vậy, không thể chỉ vì tăng trưởng ngắn hạn mà hy sinh sự ổn định và bền vững trong dài hạn. Cổ nhân ngày xưa có câu “dục tốc bất đạt”, không những thế cái giá phải trả cho kinh tế bất ổn rất lớn, chỉ cần nhìn sang mấy nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia hay Philippines là có thể thấy rất rõ điều này.
Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng. Điều này lý giải tại sao nhiều nước có khởi đầu tốt nhưng rồi sa lầy trong cạm bẫy của mức thu nhập trung bình ...
Năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32%; lạm phát được kiềm chế dưới 7%; hệ số ICOR là 5, 16. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế vĩ mô đang ở tình trạng khá ổn định. Tuy nhiên Tổng cục Thống kê cho rằng các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, bất bình đẳng giầu nghèo tăng, chậm được khắc phục,...
Nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày một trở nên phức tạp hơn, với các cơ chế, thị trường, tổ chức và lực lượng kinh tế mới ra đời trong suốt hơn hai thập niên đổi mới. Sự gấp gáp của cuộc đua tranh kinh tế được nhân lên bằng hành trình hội nhập, trong đó Việt Nam là thành viên mới của WTO.