Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Campuchia - Thị trường nhiều tiềm năng

Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp cùng với Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang tổ chức 2 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn tại cửa khẩu Khánh Bình và Tịnh Biên, mở đầu cho kế hoạch 10 phiên chợ đưa hàng Việt về vùng biên giới Việt-Campuchia. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình xúc tiến thị trường nội địa của Bộ Công thương năm 2009 - 2010. Bà Vũ Kim Hạnh (ảnh), Giám đốc BSA, cho biết:

Theo số liệu tổng kết của ban tổ chức, doanh thu của hai phiên chợ đạt 1,28 tỉ đồng với 23.400 lượt người dân của cả hai nước tham quan và mua sắm, trong đó có khá đông người dân Campuchia đã nhập cảnh qua cửa khẩu Khánh Bình (huyện An Phú) và cửa khẩu Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên). Qua hai phiên chợ, người tiêu dùng nước bạn đã có dịp tiếp cận và biết thêm nhiều sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao. Đây cũng là điều kiện để phát triển đối tác phân phối tại thị trường này trong thời gian tới. Bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tại các phiên chợ này, các doanh nghiệp còn tặng quà cho trẻ em nghèo, hiếu học, tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người tiêu dùng là người Việt và Campuchia. Việc làm này cũng nhằm vun bồi tình hữu nghị giữa hai quốc gia và để lại dấu ấn đẹp trong lòng người tiêu dùng đối với doanh nghiệp.

* Các phiên chợ “đưa hàng Việt về vùng biên” có vai trò như thế nào trong xúc tiến thương mại thị trường Campuchia, thưa bà?

- Tại khu vực biên giới phía nước bạn Campuchia là vùng thuần nông, hoạt động sản xuất hàng hóa, sản xuất công nghiệp rất yếu, trên bình diện chung Campuchia là một quốc gia tiêu dùng. Hơn nữa, tại khu vực biên giới Campuchia hệ thống phân phối, chợ phân bố rất thưa thớt, hàng hóa không đủ đáp ứng yêu cầu nên hằng ngày có rất đông người tiêu dùng Campuchia sang mua sắm tại các chợ ven biên giới phía Việt Nam. Nắm bắt nhu cầu này, BSA phối hợp cùng các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Bình Phước sẽ tổ chức thí điểm 10 phiên chợ “đưa hàng Việt về phục vụ người dân vùng biên giới Việt Nam-Campuchia”. Ngoài hoạt động bán hàng, các cuộc tập huấn bán hàng, giới thiệu sản phẩm, kết nối cung cầu, nắm bắt tâm lý thị hiếu tiêu dùng..., tại các phiên chợ, ban tổ chức còn tổ chức để doanh nghiệp tiếp cận với giới quan chức nước bạn để tranh thủ sự hỗ trợ khi phát triển mạng lưới phân phối trên địa bàn. Các phiên chợ đưa hàng Việt về vùng biên là bước chuẩn bị cần thiết cho các doanh nghiệp trước kỳ hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao quy mô lớn sẽ diễn ra vào tháng 4-2010 tại Campuchia.

* Tại thị trường Campuchia có rất nhiều loại hàng hóa có nguồn gốc từ Thái Lan, Trung Quốc... Như vậy, hàng Việt có tìm được “chỗ đứng” hay không, thưa bà?

Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn tại cửa khẩu Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ảnh: P. THỚI

- Theo kết quả từ cuộc khảo sát vào tháng 8-2009 tại thành phố Phnom Penh và các tỉnh Battambang, Tà Keo (Campuchia) do BSA và Công ty nghiên cứu thị trường Trương Đoàn phối hợp thực hiện, có rất nhiều sản phẩm hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam “qua mặt” các hàng hóa cùng loại của Trung Quốc và Thái Lan. Cụ thể: các mặt hàng thực phẩm khô, gia vị, thực phẩm chế biến đông lạnh, nhựa gia dụng, vật dụng thiết bị bằng nhựa, đồ trang trí nội thất, ngoại thất, thiết bị vệ sinh, giày dép, các sản phẩm da, giả da do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đã chiếm từ 33-93% thị trường. Các sản phẩm: sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm đóng hộp, nước giải khát, bia, rượu, các sản phẩm từ cao su, vải xuất xứ từ Việt Nam chiếm thị phần tương đương với Thái Lan và xếp cao hơn Trung Quốc. Vì thế, theo tôi, rất nhiều sản phẩm tiêu dùng thiết yếu “hàng Việt Nam chất lượng cao” có chất lượng không thua kém sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc. Trong thời gian tới, nếu các doanh nghiệp biết cải tiến mẫu mã, bao bì, giảm giá thành, tăng cường quảng bá thương hiệu thì tỷ lệ nắm giữ thị phần tại thị trường này sẽ còn cao hơn nữa. Campuchia là thị trường rất tiềm năng.

* Xin cảm ơn bà!

(Theo PHƯỚC THỚI // Cần Thơ Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Việt Nam thành nước có thu nhập trung bình: Cách nào không rơi vào “bẫy”
  • PGS – TS Trần Hoàng Ngân: Linh hoạt cơ chế lãi suất
  • Hỏi chuyện “Bộ trưởng của những con đường đau khổ”
  • Cựu PTT Vũ Khoan: Việt Nam phải là một không gian kinh tế thống nhất
  • “Có thể làm chủ doanh nghiệp sau khi tu nghiệp tại Nhật”
  • Giám đốc Sở Xây dựng Hậu Giang Nguyễn Thiện Nhơn: Tăng cường quản lý trật tự trong xây dựng
  • Chính sách lãi suất, tỷ giá... dưới góc nhìn Thống đốc
  • Kiểm tra hải quan hàng chuyển phát nhanh sẽ nhanh hơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi