VN chính thức vượt Indonesia, trở thành nhà sản xuất gạch ốp lát phục vụ xây dựng lớn nhất Đông Nam Á. Đồng thời, VN cũng được công nhận có ngành sản xuất gạch ốp lát lớn thứ 6 thế giới. Đó là khẳng định của ông Đinh Quang Huy -Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng VN trong cuộc trao đổi với DĐDN.
Vài năm trước đây, VN và Indonesia là hai quốc gia sản xuất gạch ceramics lớn nhất Đông Nam Á với công suất trên 200 triệu m2/năm. Tuy nhiên, với sự đầu tư mạnh mẽ của các DN trong nước đến nay VN đã vượt lên độc chiếm vị trí số 1 Đông Nam Á và thứ 6 trên thế giới với công suất lắp đặt hiện là 350 triệu m2, phát huy công suất khoảng 300 triệu m2. Đây là đánh giá của một tạp chí quốc tế chuyên ngành là World Ceramics chứ không phải chúng tôi tự đánh giá. Ngoài ra, hiện xuất khẩu gạch ceramics trong những năm qua đã liên tục tăng trưởng. Bình quân tăng 10% mỗi năm. Doanh số 2008 là 110 triệu USD, chiếm khoảng 13% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành ceramics.
Có thể nói kết quả trên là do chúng ta có khá nhiều điều kiện để sản xuất gạch ceramics về nguyên liệu, nhân lực... Ngoài ra, thị trường xây dựng ở VN và cả ASEAN là đang trong thời kỳ phát triển.
![]() Ông Đinh Quang Huy |
- Đó là số lượng, còn chất lượng của gạch ceramics VN cụ thể như thế nào, thưa ông? Làm sao để gia tăng giá trị cho sản xuất gạch, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu?
Đúng là ngành sản xuất gạch ceramics của chúng ta đang thiên về số lượng. Đó là điều cảnh báo cho sự phát triển thiếu bền vững của chúng ta. Và nếu trong tương lai các DN của chúng ta không nâng cấp để sản xuất ra những sản phẩm tốt, có chất lượng cao thì sẽ dẫn đến hiệu quả ngành sản xuất sẽ có hiệu quả không cao. Theo tôi được biết thì một số tập đoàn, DN lớn như Prime, Đồng Tâm, Mikado... đã bắt đầu chú trọng nâng cao chất lượng để tăng hiệu quả kinh doanh. Một số sản phẩm của các DN này đã xuất được sang cả thị trường khó tính như Italia, Tây Ban Nha, Ukraina... Như tôi đã nói ở trên những DN lớn như Đồng Tâm, Viglacera hay Prime đều có những đầu tư chuyên môn hoá cao là những địa chỉ có thể thực hiện những ý tưởng về nâng cao chất lượng, cạnh tranh về chí phí chất lượng và mẫu mã cho ngành sản xuất gạch ốp lát của VN. Tuy vậy đa số DN còn lại với quy mô sản xuất 5 – 6 triệu m2 trở xuống thì khó có khả năng nâng cao chất lượng, giảm chi phí trong điều kiện hiện nay.
- Tuy là nước đứng thứ 6 thế giới về sản lượng gạch ceramic, tuy nhiên ngay trên thị trường trong nước, các sản phẩm của chúng ta cũng gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ những sản phẩm nước ngoài. Mới đây kính xây dựng đã đề nghị có những biện pháp chống bán phá giá, còn gạch ốp lát thì sao, thưa ông ?
Hàng năm Italia xuất khẩu gốm sứ gần 4 tỷ USD, Tây Ban Nha gần 3 tỷ USD, như vậy các quốc gia này sản xuất gốm sứ cho thế giới chứ không phải chỉ nhằm vào thị trường trong nước. Các DN VN cũng phải đứng trên quan điểm đó để phát triển. Với công suất hiện có và đang đầu tư, các nhà sản xuất ceramic VN phải coi xuất khẩu là động lực để tồn tại và phát triển. Tất nhiên, trước khi xuất khẩu chúng ta cũng cần chiếm được thị trường trong nước trước hết phải bằng nội lực của ta. Sản xuất hàng tốt, giá hạ để hàng rào hình thành tự nhiên trên thị trường chứ không thể trông chờ vào các hàng rào do Chính phủ ban hành.
“Theo dõi tình hình thị trường nhiều năm qua, chúng tôi nhận thấy rằng các sản phẩm của các DN tư nhân như Đồng Tâm, Prime... tốt hơn, nhờ đó giá thành rẻ hơn nhiều. Họ cạnh tranh được là nhờ giá thành sản xuất rất cạnh tranh và tôi nghĩ với việc đầu tư quy mô lớn của các DN như hiện nay, lợi thế cạnh tranh của họ càng trở nên rõ ràng hơn. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta có những DN như Prime được xếp thứ 6 trên thế giới về sản xuất gạch ceramic và các dòng sản phẩm cao cấp”. Ông Nguyễn Quang Cung - vụ trưởng vụ VLXD, Bộ Xây dựng |
(Theo Hoàng Giang // Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com