Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

PCI Đà Nẵng: 50% đạt chỉ số tích cực

Để nắm bắt rõ thực trạng PCI Đà Nẵng năm 2009, Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội Đà Nẵng thực hiện khảo sát môi trường kinh doanh của DN thông qua các chỉ tiêu cơ bản của chỉ số PCI. Trao đổi với DĐDN, Tiến sĩ Võ Thị Thúy Anh - Chuyên viên cao cấp Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội Đà Nẵng cho biết kết quả khảo sát cho thấy chỉ số tích cực đạt tới 50%.

 

- Để có được kết quả sát với thực tế Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội Đà Nẵng đã chọn đối tượng khảo sát và phương pháp khảo sát cụ thể nào, thưa bà ?

Chúng tôi nghiên cứu thông qua các chỉ số PCI do VCCI thực hiện, vì vậy đối tượng khảo sát của chúng tôi là các DN. Tuy nhiên, khi khảo sát chúng tôi chia nhiều đặc điểm DN được khảo sát theo các tiêu chí như loại hình DN, ngành nghề DN, quy mô DN, kết quả kinh doanh và kế hoạch kinh doanh. Đơn cử, về loại hình DN, chúng tôi khảo sát 110 DN chiếm 59,8%, 52 công ty cổ phần chiếm 28%, 21 DN tư nhân chiếm 11,4% và 1 công ty hợp doanh; Về kết quả kinh doanh chúng tôi khảo sát số DN thua lỗ chiếm 16,8%, DN hòa vốn chiếm 29,3% và 50,1% DN có lãi...

- Tuy nhiên kết quả về chỉ số môi trường kinh doanh của DN liệu có phản ánh chính xác về thực trạng năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng trong năm 2009 ?

Kết quả cho thấy thông qua 8 chỉ số nghiên cứu chỉ có 4 chỉ số tích cực là chỉ số ưu đãi với DN, tính năng động tiên phong của chính quyền thành phố, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý; Còn 4 chỉ số không tích cực là chính sách tiếp cận đất đai và sử dụng đất, chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước, chi phí không chính thức, chính sách phát triển đối với khu vực tư nhân.

Nổi bật nhất là chỉ số tính năng động của chính quyền thành phố, có tới 82,87% DN cho rằng thành phố luôn linh động trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng DN; 92,34% cho rằng thành phố triển khai tốt trong khuôn khổ các quy định của trung ương... Thời gian chờ đợi thực sự để có mặt bằng kinh doanh từ 75 ngày năm 2008 nay còn 60 ngày; Tỷ lệ DN khó khăn có đủ giấy phép cần thiến tăng từ 2,8% năm 2008 lên 10,98% năm 2009. Tuy nhiên, cũng có chỉ số không tích cực đáng báo động năm 2009, đó là chỉ số chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Đơn cử, có đến 34,6% DN đánh giá “hơi kém hoặc kém” và tiếp tục biến động tiêu cực...

- Vây nghiên cứu khảo sát này có ý nghĩa gì cho việc nâng cao chỉ số PCI thành phố Đà Nẵng năm 2009, thưa bà ?

Chúng tôi báo cáo chi tiết cụ thể cho UBND thành phố và cho các chuyên gia kinh tế để tham mưu cho thành phố có những quyết sách có lợi cho nền kinh tế thành phố Đà Nẵng. Thông qua đó từ giờ đến hết năm chính quyền thành phố sẽ có những chỉ đạo sâu sát để nâng cao năng lực canh tranh giữ vững ngôi đầu bảng xếp hạng. Nhất là, trong giai đoạn hậu khủng hoảng việc nghiên cứu này hết sức quan trọng, giúp các DN hiểu rõ những thế mạnh của thành phố để tiếp tục đầu tư vào Đà Nẵng.

- Xin cảm ơn bà.

 

(Theo Tâm Vũ // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • TS. Nguyễn Đức Kiên: “Không thể đánh giá tập đoàn kinh tế như thầy bói xem voi”
  • Cải cách thủ tục hành chính: Hạn chế sự tùy tiện trong thực hiện
  • Xuất khẩu lao động: Tự kiểm tra để tránh rủi ro
  • Phú Yên: Chuyện đến và đi của những dự án tỷ đô
  • Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam: Chính sách cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát
  • Thị trường UAE có nhu cầu lớn về lao động xây dựng
  • TS Lê Đăng Doanh: Tạo niềm tin cho người tiêu dùng
  • TS. Lê Đăng Doanh: Phải cắt sân sau, bỏ đặc quyền
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi