Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu lao động: Tự kiểm tra để tránh rủi ro

 
Phó cục trưởng cục Quản lý lao động ngoài nước Đào Công Hải.

Thời gian qua, một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động để tạo nguồn. Nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng để tuyển, thu tiền và đưa lao động ra nước ngoài trái phép.

Ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao đông, Thương binh và xã hội) đã cung cấp một số thông tin giúp người lao động tránh rủi ro khi có ý định ra nước ngoài làm việc, đồng thời tránh được những chi phí "ngoài luồng".

Thưa ông, làm thế nào người lao động có thể biết được chính xác doanh nghiệp đó được phép tuyển dụng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài?

Để kiểm tra tính hợp pháp của doanh nghiệp, người lao động có quyền yêu cầu doanh nghiệp xuất trình bản sao công chứng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ Lao động, thương binh và xã hội cấp.

Nếu công ty con, chi nhánh hoặc trung tâm xuất khẩu lao động là đơn vị trực tiếp thực hiện chức năng xuất khẩu lao động của doanh nghiệp thì theo quy định của pháp luật đơn vị đó phải niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho đơn vị và bản sao giấy phép hoạt động của doanh nghiệp tại trụ sở đơn vị. Như vậy, người lao động có thể đọc các văn bản này tại trụ sở chi nhánh (hoặc trung tâm, công ty con) để tự kiểm tra tính hợp pháp.

Cũng theo quy định, những đơn vị nói trên (trung tâm, chi nhánh, công ty con trực thuộc công ty mẹ có chức năng xuất khẩu lao động) không được ký hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; không được thu tiền dịch vụ, môi giới và tiền ký quỹ của lao động, trừ trường hợp được doanh nghiệp ủy quyền (việc ủy quyền cũng phải có văn bản và được niêm yết công khai tại trụ sở đơn vị).

Vậy còn hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài, lao động có thể tự kiểm tra được không, thưa ông?

Theo quy định, công ty xuất khẩu lao động chỉ được đưa lao động ra nước ngoài làm việc sau khi đã đăng ký hợp đồng và được cơ quan có thẩm quyền (Cục Quản lý lao động ngoài nước) chấp thuận.

Vì vậy, lao động khi ký hợp đồng với công ty xuất khẩu lao động đi làm việc ở nước ngoài có quyền yêu cầu doanh nghiệp hoặc đơn vị được ủy quyền xuất trình văn bản Phiếu trả lời Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động của Cục Quản lý lao động ngoài nước cấp cho doanh nghiệp để kiểm tra hợp đồng đó đã được phép thực hiện hay chưa.

Thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu lao động không trực tiếp làm mà hoạt động theo kiểu khoán hoặc cho thuê giấy phép rồi thu phí. Vậy làm thế nào để người lao động không phải chịu chi phí “ngoài luồng”, thưa ông?

Để xác định các khoản tiền thu (dịch vụ, môi giới, tiền ký quỹ và các chi phí làm thủ tục) của doanh nghiệp có đúng quy định hay không, người lao động chỉ nộp các khoản tiền cho công ty xuất khẩu lao động hoặc đơn vị được ủy quyền (công ty con, trung tâm, chi nhánh) khi ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài và theo những khoản tiền ghi trong hợp đồng. Đồng thời yêu cầu ghi rõ từng khoản tiền phải nộp và có hóa đơn, chứng từ có dấu của công ty xuất khẩu lao động hoặc đơn vị được ủy quyền.

Trường hợp công ty xuất khẩu lao động yêu cầu lao động phải nộp một khoản tiền để làm thủ tục trước khi đi làm việc ở nước ngoài sau khi trúng tuyển (như tiền làm hồ sơ), làm thủ tục nhập cảnh (giấy phép, visa), vé máy bay, tiền môi giới và tiền ký quỹ (nếu có), lao động có quyền yêu cầu doanh nghiệp làm thỏa thuận trong đó cam kết về thời gian xuất cảnh và trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí.

Thưa ông, trường hợp không đi nữa, lao động sẽ được thanh toán những khoản gì?

Hướng dẫn tại Thông tư 21/2007/TT-BLĐTB-XH ngày 8/10/2007 của Bộ Bộ Lao động, thương binh và xã hội quy định giải quyết thanh toán tiền giữa công ty xuất khẩu lao động với lao động trong trường hợp lao động không đi làm việc ở nước ngoài, như sau:

Nếu lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian công ty đã cam kết với lao động, công ty phải trả hồ sơ cho lao động và lao động phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho lao động đi làm việc ở nước ngoài (gồm phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, phí tài liệu học tập, ăn ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, phí làm thủ tục nhập cảnh).

Nếu quá thời gian mà công ty cam kết vẫn chưa đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và lao động không có nhu cầu đi nữa thì doanh nghiệp phải hoàn trả cho lao động hồ sơ, các khoản chi phí đã nộp cho doanh nghiệp (gồm, phí làm hồ sơ, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết), phí làm thủ tục nhập cảnh (giấy phép lao động, visa), vé máy bay, tiền dịch vụ, tiền môi giới và làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ cho lao động.

(Theo Lý Hà // VnEconomy)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Phú Yên: Chuyện đến và đi của những dự án tỷ đô
  • Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam: Chính sách cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát
  • Thị trường UAE có nhu cầu lớn về lao động xây dựng
  • TS Lê Đăng Doanh: Tạo niềm tin cho người tiêu dùng
  • TS. Lê Đăng Doanh: Phải cắt sân sau, bỏ đặc quyền
  • PGS-TS Nguyễn Xuân Hồng: Mô hình lúa - tôm là phát triển bền vững
  • Kinh doanh xăng, dầu theo cơ chế thị trường : Chấp nhận "cuộc chơi"
  • Cuộc vận động hành động vì hàng Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi