Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh doanh xăng, dầu theo cơ chế thị trường : Chấp nhận "cuộc chơi"

Quản lý thị trường xăng dầu như thế nào, những vấn đề quản lý nhà nước và kinh doanh xăng dầu hiện nay ra sao ? Đây là những vấn đề được các DN, các nhà quản lý "mổ xẻ" tại Hội thảo về quản lý thị trường xăng dầu do Viện Kinh tế VN tổ chức ngày 21/9/2009.

Trao đổi với báo giới bên lề hội thảo, TS Bùi Ngọc Bảo - TGĐ Petrolimex cho rằng, trước những biến động khó tiên liệu của thị trường xăng dầu thế giới, việc đổi mới cơ chế quản lý nhà nước là một nhu cầu tất yếu, một giải pháp có tính đột phá để thích nghi và phát triển.

Ông Bảo cho biết, hiện tại, các cơ quan quản lý nhà nước đang chuẩn bị để thay đổi Nghị định 55 về kinh doanh xăng dầu, bản thân các DN cũng rất mong muốn việc sửa đổi Nghị định 55 sẽ bao quát hầu hết các yếu tố để đưa việc tổ chức kinh doanh xăng dầu chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

- Thưa ông, vì sao trong một thời gian dài, cơ chế quản lý của chúng ta chưa làm thỏa mãn được cả DN, người tiêu dùng và nhà quản lý ? Ông muốn điều gì thay đổi nhiều nhất trong cơ chế quản lý xăng dầu hiện nay ?

Có thể nói, thời gian qua, mục tiêu mà Nhà nước đặt ra rất nhiều. Đó là vừa đảm bảo được tính ổn định giá trên thị trường, vừa đảm bảo được nguồn thu, quyền lợi của DN và người tiêu dùng. Khi giá trên thị trường thế giới thay đổi, kéo theo sẽ có nhiều biến số thay đổi theo, đây là lý do mà chúng ta đôi khi không có sự ổn định dài hạn. Tại một thời điểm đánh giá có nhiều sự khác nhau, chính vì vậy trong đợt điều chỉnh tới của Nghị định 55, các DN và các cơ quan quản lý nhà nước mong muốn được ổn định dần dữ kiện đầu vào, chủ yếu vận hành theo giá trên thị trường quốc tế, lúc đó giá trên thị trường sẽ trở lên minh bạch hơn cho tất cả các đối tượng. Tôi cho rằng, thời gian tới nghị định mới ra đời sẽ giải quyết được những vấn đề này.

- Để việc điều hành giá xăng dầu không bị xáo trộn, dự thảo nghị định mới đưa ra biên độ tăng hay giảm giá là 20 ngày theo ông đã hợp lý chưa ?

Việc ổn định biên độ 20 ngày không phải chỉ ở VN mà ở tất cả các nước đều vậy, ổn định trong 20 ngày và có thể thời gian tới sẽ là 30 ngày. Tôi cho rằng đây là khoảng thời gian rất hợp lý, công thức giá bán trên thị trường cũng sẽ kéo theo độ trễ 20 - 30 ngày. Vì vậy, chúng ta nếu đã chấp nhận biên độ 20 - 30 ngày thì cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận giá trong suốt thời gian đó chứ không thể lấy giá một ngày nào đó để so sánh với giá hiện tại đang bán. Tôi cho rằng đây là cơ chế rất rõ ràng. Điều quan trọng là chúng ta có đầy đủ thông tin với người tiêu dùng cũng như với các cơ quan quản lý nhà nước và DN.

- Như vậy, người tiêu dùng liệu có được hi vọng là giá sẽ bình ổn hay vẫn tăng theo giá thế giới ?

Nếu chúng ta đã chấp nhận điều hành theo thị trường thì phải chấp nhận giá tăng, giảm theo giá thế giới. Bình ổn hay không bình ổn, rõ ràng phải theo giá quốc tế, tuy nhiên các cơ quan quản lý lại thông qua thuế để có những điều chỉnh dần dần. Các DN phải có hàng dự trữ trong 30 ngày để ổn định. Nhưng tôi cũng xin nói lại là ổn định, tức là bình ổn không có nghĩa là cố định, mà nó sẽ giữ để thị trường không quá sốc, bình ổn nhưng vẫn phải theo giá thị trường thế giới.

- Thưa ông, VN là nước XK dầu thô, vậy người dân được hưởng lợi gì từ việc XK dầu thô để bù vào giá xăng dầu ?

Trước hết, dầu thô chúng ta XK nằm trong cân đối chung của Nhà nước, trong đó bao gồm kể cả ích lợi công cộng, an sinh xã hội, mục tiêu phát triển KT... Chúng ta XK dầu thô cũng theo giá quốc tế chứ không phải là bán rẻ để rồi nhập xăng. Ngoài ra, dầu thô XK do một DN  bán, nhập xăng lại là một DN khác. Nếu chỉ nhìn vào dầu thô để kinh doanh xăng dầu thì rõ ràng chúng ta lại đi trở laị việc tiệm cận cơ chế thị trường. Chúng ta tiệm cận cơ chế thị trường tức là xăng dầu thế giới bán như thế nào thì chúng ta cũng bán như vậy, chứ không thể lấy quỹ này để bù vào đó. Nếu có cân đối đủ thì cũng không nên làm như thế bởi vì nếu làm thì nó sẽ không phải kinh doanh theo thị trường.

- Ông có nói nên trích lập quỹ bình ổn xăng dầu trên cơ sở doanh thu, xin ông giải thích rõ hơn điều này ?

Việc này ngành ngân hàng hay các đơn vị bảo hiểm họ vẫn làm. Tức là lấy một lượng huy động hoặc doanh thu của DN là bao nhiều, thì cần phải có một quỹ bình ổn tương ứng. Điều này sẽ dễ hơn cho DN, thay vì việc ấn định ngày hôm nay phải đưa 100 đồng hay 200 đồng vào quỹ. Trong kinh doanh xăng dầu, không thể lấy xăng riêng, dầu riêng, hay diesel riêng... mà phải lấy doanh thu chung của tất cả các loại.

- Ông đã từng nói tăng giá thì dễ, giảm giá thì khó, xin ông nói rõ hơn điều này ?

Vấn đề là nó vận hành theo điều kiện nào ? Bởi vì khi xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường rồi thì giá không chỉ phụ thuộc vào một đơn vị mà nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cả người bán và người mua. Vì vậy, chính bản thân cơ chế cạnh tranh cơ chế thị trường tạo nên sự tăng giảm giá, do đó việc tăng giảm giá ở trong cơ chế thị trường là bình thường. Đặc biệt khi nó đã có quy định rất rõ ràng tăng như thế nào, giảm như thế nào ở điều chỉnh Nghị định 55. Rõ ràng người tiêu dùng, cơ quan quản lý có thể giám sát được vấn đề này và DN thì phải tuân thủ nghiêm ngặt.

- Lần nào khi đề xuất tăng giá, DN cũng "kêu" lỗ nặng, tuy nhiên nhiều khi giá thể giới giảm thì DN lại không hề nói là đang lãi bao nhiêu. Có vẻ  kêu lỗ là chuyện đương nhiên, còn lãi thì phải giấu đi ?

Thứ nhất, các DN đều có cơ chế minh bạch về tài chính, do vậy không thể có chuyện DN có thể giấu lãi hay lỗ được. Tất cả các DN đều phải công bố tài chính định kỳ lãi 3 tháng, 6 tháng, và 1 năm. Các DN cũng không có một động lực nào để giấu lãi, vấn đề quan trọng là người ta xem xét và thông báo tại những thời điểm tăng hoặc giảm giá trên cơ sở quy định. Nếu tại thời điểm đó, có thể trước đó người ta lãi rất nhiều, nhưng giai đoạn đó lỗ người ta không thể nói là lãi được mà phải nói là đang lỗ. Do đó, điều chỉnh của Nghị định 55 quy định rất rõ, trong vòng 20 ngày giá như thế nào, phí ra làm sao ?...

- Ông có nói rằng, trong kinh doanh phải có độ trễ là 20 ngày, nhưng thực tế thì trong 20 ngày giá tương đối ổn định, chỉ một vài ngày giá tăng  lập tức DN đề nghị tăng ngay. Ông giải thích sao về điều này?

Một điểm có lẽ khác biệt giữa người làm công tác chuyên môn và cơ quan báo chí, đó là chúng ta luôn luôn lấy số liệu ở những điểm không đồng nhất. Khi nói đến dầu thô, người ta nói đến những mức giá chung. Còn những DN kinh doanh xăng dầu không ai nhập dầu thô, mà người ta nói đến nhập xăng, dầu  diesel... vậy nên, nhiều khi dầu thô là 72 USD/thùng nhưng thực chất xăng là 78USD/thùng. Hai loại này nhiều khi có sự khác biệt rất lớn.

Chưa chắc dầu thô tăng, xăng đã tăng và ngược lại, bản thân giá thành của dầu thô không phải là 70 mà chỉ 15 - 20 USD thôi, nhưng tại sao giờ người ta đang bán 70 USD, chi phí chỉ có hơn 10 USD/thùng mà giờ người ta bán 70 USD, tương tự dầu thô của chúng ta chi phí chỉ hơn 30 USD/thùng nhưng ta vẫn bán 74USD/thùng. Nói như thế để thấy rằng chúng ta đã chấp nhận "cuộc chơi" theo cơ chế thị trường cũng đồng nghĩa với việc phải định đoạt đúng.

- Xin cảm ơn ông !
 
TS Vũ Đình Ánh - Viện NCKH Thị trường Giá cả : 4 đề xuất điều hành giá xăng, dầu
 
Theo tôi, việc điều hành giá xăng dầu trong thời gian tới cần quán triệt những vấn đề sau:

Thứ nhất, giá xăng dầu phải được hình thành theo cơ chế thị trường. Thứ hai, cơ chế, chính sách giá xăng dầu phải bảo đảm quan hệ hợp lý và quá trình hội nhập giữa giá cả thị trường trong nước và giá thế giới. Thứ ba, thực hiện tự do hoá giá cả, nhưng không thả nổi giá theo biến động tự phát của thị trường, phải phục vụ yêu cầu tăng trưởng bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Thứ tư, giá xăng dầu phải khuyến khích việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm năng lượng.
 
Chúng tôi đề xuất lộ trình thực hiện việc kiểm soát, xoá bỏ dần tình trạng độc quyền trong kinh doanh xăng dầu như sau: Xóa bỏ hạn chế trong việc cấp phép NK, kinh doanh xăng dầu. Trong Nghị định 55/2007/CP có quy định các điều kiện để các DN được NK xăng dầu. Trong đó, đề nghị bỏ quy định: “Hàng năm Bộ Công Thương quy định hạn ngạch tối thiểu NK xăng dầu cho từng DN”. Việc bỏ hạn ngạch này sẽ tạo điều kiện cho các DN được cạnh tranh bình đẳng khi NK xăng dầu đưa vào VN với giá thấp nhất. Tách khâu NK, bán buôn xăng dầu với khâu bán lẻ: Các DN NK xăng dầu không được lập hệ thống bán lẻ của riêng mình; họ có trách nhiệm bán hàng và đối xử bình đẳng với mọi thương nhân (DN, cây xăng) muốn mua buôn xăng dầu về để bán lẻ. Các thương nhân bán lẻ xăng dầu được quyền chọn nhà NK xăng dầu cấp hàng cho mình và cạnh tranh với nhau qua việc đưa ra mức giá bán lẻ thấp nhất.

Ông Nguyễn Hải Triều - Phó ban XNK 2, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN
 
“Đối với các đơn vị có nhu cầu sử dụng lớn về xăng dầu, Nhà nước cần xem xét có thể cho phép các đơn vị này cùng với DN kinh doanh xăng dầu xây dựng cơ chế thí điểm bảo hiểm rủi ro về giá xăng dầu để ổn định giá xăng dầu trong một thời gian nhất định”.

 

(Theo Tuấn Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Cuộc vận động hành động vì hàng Việt
  • Khó đạt tăng trưởng 3% kim ngạch xuất khẩu
  • TS. Võ Hùng Dũng: Giảm diện tích lúa ở ĐBSCL - Phải có lộ trình!
  • TS. Vũ Đình Ánh: Đã đến lúc đặt mục tiêu dài hạn cho xuất khẩu
  • Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: “Cuối tháng 12 mới có thể bàn giao”
  • Chuyên gia HSBC: Đưa ra gói kích cầu thứ hai ở Việt Nam là không cấp thiết
  • VFA: "liên doanh để không cạnh tranh với gạo Việt Nam"
  • Để nông sản Việt Nam không bị rớt giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi