Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

PGS-TS Nguyễn Xuân Hồng: Mô hình lúa - tôm là phát triển bền vững

Trồng lúa trên đất nuôi tôm là một biện pháp luân canh hiệu quả, góp phần làm sạch môi trường. Thời gian trồng lúa tạo ra khoảng cách giữa các vụ nuôi tôm cũng như thời gian nuôi tôm tạo ra khoảng cách giữa các vụ trồng lúa làm giảm áp lực nguồn bệnh, ngăn chặn sự lây lan của các tác nhân gây bệnh.

Những năm qua, mô hình sản xuất lúa - tôm được xem là mô hình lý tưởng trên vùng chuyển dịch sản xuất của Cà Mau. Với vai trò quản lý ngành, PGS-TS Nguyễn Xuân Hồng đánh giá:
Cả con tôm và cây lúa trong mô hình lúa - tôm rất ít bị dịch bệnh. Cây lúa có thể sử dụng những chất dư thừa còn lại trong đất sau vụ nuôi tôm.

Sau thu hoạch lúa, gốc rạ để lại trong vuông là giá thể giúp hệ vi sinh vật có lợi phát triển, làm tăng độ phì nhiêu cho đất, giảm suy thoái sinh thái đồng ruộng. Ngoài ra, cây lúa sẽ góp phần tăng thêm thu nhập cho người nông dân với vốn đầu tư không cao.
 

 
Nông dân Thới Bình phát triển mô hình lúa - tôm.Ảnh: TUYẾT PHƯƠNG

Tuy nhiên, hiện tại ở Cà Mau do thủy lợi chưa hoàn toàn chủ động trong việc ngăn mặn, giữ ngọt nên không phải ở đâu cũng thuận lợi và an toàn cho mô hình lúa - tôm và mô hình này còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Đây là điều cần hết sức lưu ý.

- Phóng viên: Vấn đề đặt ra hiện nay, còn một bộ phận nông dân Cà Mau chưa quan tâm thực hiện mô hình lúa - tôm. Để phát triển đại trà mô hình sản xuất này trên đồng đất Cà Mau, đối với vụ mùa sản xuất năm nay tỉnh Cà Mau có động thái gì, thưa PGS-TS?

- PGS-TS Nguyễn Xuân Hồng: Để phát triển có hiệu quả mô hình lúa - tôm, trước hết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Cà Mau đã tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm kết quả thực hiện mô hình này trong những năm qua; đánh giá một cách khách quan những ưu điểm và những hạn chế của nó.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn đã rút ra những bài học kinh nghiệm để phổ biến cho các địa phương và nông dân. Đồng thời, chúng tôi hướng dẫn các địa phương quy hoạch các vùng có thể canh tác theo mô hình lúa - tôm an toàn và hiệu quả.

Công tác khuyến nông được tăng cường nhằm giúp nông dân nắm vững kỹ thuật và áp dụng có hiệu quả. Các giống lúa thích hợp cho mô hình này được tổ chức nhân nhanh và cung cấp cho các địa phương.

Tỉnh đã và đang đẩy nhanh tiến độ thi công và xây dựng các dự án thủy lợi khép kín các tiểu vùng để tạo điều kiện cho các địa phương chủ động hơn trong việc ngăn mặn, giữ ngọt.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã xuống giống được 41.560 ha lúa trên đất nuôi tôm, vượt 18% kế hoạch. Dự kiến diện tích lúa - tôm sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

- Phóng viên:Được biết, tỉnh ta đang triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất lúa - tôm. Sự khởi động của đề án này chắc chắn sẽ tạo một bước đột phá mới cho nền sản xuất của Cà Mau trong tương lai?.

- PGS-TS Nguyễn Xuân Hồng: Từ tháng 7/2009, tỉnh Cà Mau đã chính thức khởi động Đề án "Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất tôm, lúa giai đoạn 2009-2012 và định hướng đến năm 2015".

Mục tiêu của đề án là nhằm đưa năng suất tôm, lúa của tỉnh Cà Mau đến năm 2012 tăng thêm 15-20% so với năm 2008 và tạo tiền đề để có bước đột phá về năng suất tôm, lúa đến năm 2015 trên cơ sở tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.

Đề án đáp ứng mong mỏi của nông dân và đang được sự hưởng ứng tích cực của các địa phương trong toàn tỉnh.

Chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng việc thực hiện đề án này sẽ góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất ngư, nông nghiệp và tạo một bước chuyển biến rõ nét về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất tôm, lúa của Cà Mau trong tương lai không xa.

- Phóng viên:Xin cảm ơn PGS-TS!

(Theo Đức Toàn // Baocamau)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Kinh doanh xăng, dầu theo cơ chế thị trường : Chấp nhận "cuộc chơi"
  • Cuộc vận động hành động vì hàng Việt
  • Khó đạt tăng trưởng 3% kim ngạch xuất khẩu
  • TS. Võ Hùng Dũng: Giảm diện tích lúa ở ĐBSCL - Phải có lộ trình!
  • TS. Vũ Đình Ánh: Đã đến lúc đặt mục tiêu dài hạn cho xuất khẩu
  • Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: “Cuối tháng 12 mới có thể bàn giao”
  • Chuyên gia HSBC: Đưa ra gói kích cầu thứ hai ở Việt Nam là không cấp thiết
  • VFA: "liên doanh để không cạnh tranh với gạo Việt Nam"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi