Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyện lương, thưởng lãnh đạo các Tập đoàn TCty Nhà nước : “Ba giải pháp điều chỉnh”

Theo báo cáo giám sát mới đây của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, có gần 50% tập đoàn, TCty nhà nước làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên, lương của lãnh đạo các DN này vẫn cao ngất ngưởng. DĐDN có cuộc trao đổi với ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV,  Đại biểu quốc hội khóa XII xung quanh vấn đề này.

- Ông có đánh giá  gì về mức lương của chủ tịch HĐQT và TGĐ công ty nhà nước hiện nay ?

Theo tôi, số liệu đánh giá của Kiểm toán là tương đối chính xác. Tại thảo luận của phiên họp Quốc hội có người nói cao, có người nói không cao với mức 50 đến 70 triệu tiền lương hàng tháng. Tất nhiên, nếu so với người nước ngoài làm việc trên đất nước chúng ta thì lương ấy không phải cao lắm. Nhưng tại nước ta với năng suất lao động, với mối tương quan này, với chi phí chúng ta đang có, sinh lời làm ra... mà phân phối như thế với sức lực bỏ ra thì là cao. 

Theo tôi, nếu để vấn đề này quá lâu, quá bất hợp lý như thế sẽ tạo nên sự mất công bằng trong xã hội. Trong khi chúng ta đang nói đến sự dân chủ, công bằng, minh bạch, công khai... Và thật bất công cho những người làm ăn chân chính, bươn chải trong xã hội.

- Với tập đoàn nước ngoài quy định, nếu thua lỗ 3 tháng thì lãnh đạo phải nghỉ. Trong khi ta lại vẫn đương chức hoặc được hạ cánh an toàn. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này ?

Theo tôi có hai nguyên nhân chính: Một là cơ chế chính sách của chúng ta chưa rõ ràng cụ thể; hai là cách kiểm tra quản lý của ta không chặt chẽ và thiếu thường xuyên; khi phát hiện vấn đề xử lý không chuyên nghiệp, không dứt khoát, tạo thành một dây chuyền tâm lý mất thiêng. Đây là cái gây mất lòng tin nhất đối với xã hội.

- Ảnh hưởng của lương cao có tác động đến nền kinh tế và xã hội như thế nào, thưa ông ?

Lương là phân phối, là động lực cho người lao động và lãnh đạo đem sức lực của mình ra cống hiến cho cái chung và thắng lợi. Nhưng chỉ phát huy tác dụng khi chúng ta có cơ chế rõ ràng. Ví dụ anh làm tốt tôi có thể thưởng anh, nhưng phải dựa trên quy định của Nhà nước. Nếu chúng ta không có quy định, họ làm thế nào cũng được, nhiều DN kinh doanh thua lỗ, thất thoát cao nhưng lãnh đạo DN ấy vẫn được hưởng lương cao thì chắc chắn không chỉ ảnh hưởng đến DN mà còn là lòng tin của công nhân, sự mất công bằng giữa các DN và ảnh hưởng tới xã hội. Ảnh hưởng tới ý chí phấn đấu của công nhân và lòng tin với dân chúng.

Trong khi các nước khác cho hưởng lương cao nhưng phải đi đôi với trách nhiệm. Người làm được việc thì được tôn vinh, người không làm được thì bị phê phán. Nếu làm không được việc còn phải chịu trách nhiệm sai trái của mình.

Còn như hiện tượng của DN nước ta sẽ dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”. Có một số người đang làm tốt nhưng lương bổng không cao, các DN ngoài sẽ dùng lương để kéo những cán bộ có năng lực tốt. Những người tài, những người giỏi sẽ ra đi. Đặc biệt là việc một số người dựa vào đó có thể chạy theo những lợi nhuận đơn thuần mà không vì đóng góp chung cho xã hội. Còn một số người hưởng lương cao, có điều kiện đi quan hệ để làm tăng uy tín của mình, che lấp cái năng lực yếu kém và đóng góp không thực chất.

Theo KTNN, quỹ tiền lương của lãnh đạo SCIC được duyệt là 1,473 tỷ đồng nhưng thực tế năm 2008 SCIC đã chi trả 2,642 tỷ đồng (vượt hơn 1,1 tỷ đồng). Thu nhập bình quân của lãnh đạo SCIC khi xây dựng kế hoạch trình Bộ Tài chính, Bộ LĐTB-XH là 40 triệu đồng/tháng nhưng thực tế năm 2008, thu nhập bình quân là 78,5 triệu đồng, gấp 1,96 lần so với kế hoạch.

- Theo ông, để loại bỏ tình trạng mất công bằng này trong xã hội cần có giải pháp gì ?

Tôi nghĩ chúng ta cần thực hiện  ba giải pháp đồng thời:

Trước hết phải tạo ra quy định, cơ chế, tiêu chí, quy chế giữa quyền lợi với trách nhiệm, giữa kết quả lao động với hưởng thụ phải thống nhất cho tất cả các ngành và lĩnh vực khác nhau. Dù không cứng nhắc nhưng phải tương xứng với lao động của người ta về trách nhiệm, về chất lượng. Không làm gì, cứ phê phán không thì cũng không đạt được kết quả tốt. Người kiểm tra phải dựa trên tiêu chí quy định để người lao động được phát huy khả năng của mình làm theo năng lực hưởng theo lao động và chất lượng, trách nhiệm.

Thứ 2: Cần có cơ chế kiểm tra giám sát thường xuyên. Qua đó để điều chỉnh, hạn chế kể cả của công dân, tổ chức, cơ quan chuyên trách, xã hội.

Thứ 3: Làm tốt thì khen thưởng cao và không làm tốt cần có chế tài xử lý nghiêm minh. Làm lỗ phải phê phán, kiểm điểm bị cách chức, thậm chí bồi hoàn.

- Xin cảm ơn ông.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan :

Việc xác định lương cao hay thấp phải dựa vào sự đóng góp của người nhận lương đó với đơn vị đang làm và lợi nhuận của đơn vị đó. Nếu đơn vị làm ra lợi nhuận lớn, tất cả những người của đơn vị đó đều có quyền hưởng lương cao hơn và người đứng đầu càng xứng đáng hưởng mức lương cao. Thứ hai, mức lương phải đặt trong mặt bằng chung của xã hội nước ta hiện nay và đơn vị khác tương quan. Dư luận xã hội bức xúc vì nhiều đơn vị không có lợi nhuận, thậm chí làm ăn còn thua lỗ nhưng lãnh đạo vẫn hưởng mức lương cao. Riêng về tỷ suất lợi nhuận của các DN nhà nước, báo cáo giám sát của Quốc hội cho thấy không cao. Đối với DN nhà nước không có tỷ suất lợi nhuận cao và vững chắc mà lương lại cao thì xã hội hoàn toàn có quyền thắc mắc và không hài lòng về điều đó.

Nói về TCty kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) phát hiện của kiểm toán về trường hợp của SCIC hoàn toàn xác đáng. Không chỉ đối với cá nhân người lãnh đạo mà mức lương chung của đơn vị đó  theo công bố là cao bất thường so với đơn vị khác. Kể cả những người làm việc bình thường cũng được hưởng lương cao. Trong khi đơn vị này được Nhà nước giao trách nhiệm là đại diện cho vốn chủ sở hữu của nhà nước tại hơn 800 Cty nhà nước đã cổ phần hoá. Toàn bộ phần vốn liếng và tài sản đó là được Nhà nước giao chứ không phải do công ty tự đầu tư phát triển lên. Theo báo cáo kiểm toán, việc quản lý số vốn này của  SCIC chưa thật tốt.  Điển hình như Jetstar - đơn vị có vốn đầu tư của SCIC thua lỗ rất nhiều và một vài đơn vị khác, khiến cho xã hội bức xúc. Trong quản lý, SCIC có đơn vị thua lỗ nặng nề thì ngay những người lãnh đạo cũng phải có phần trách nhiệm.

(Theo Xuân Nguyễn // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Nhận thêm ghế nóng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang: Tôi sẽ làm được
  • Làm gì để nâng cao vai trò người đại diện vốn nhà nước?
  • Cần nhất là ổn định kinh tế vĩ mô
  • "Doanh nghiệp góp phần đưa tên VN ra quốc tế"
  • Biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó
  • Hàng trăm triệu đô la Mỹ nhập khẩu thứ có sẵn trong nước
  • Thương mại Việt - Trung: nhập siêu "phi mã" nhưng không nên "quá lo lắng" !
  • “Bệ phóng” để DN phát triển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi