![]() |
Tiến sĩ Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam-Ảnh: Hồng Văn |
Hàng trăm triệu đô la Mỹ mỗi năm được doanh nghiệp bỏ ra để nhập khẩu giấy đã qua sử dụng về làm nguyên liệu cho sản xuất trong khi nguồn nguyên liệu này trong nước lại dồi dào nhưng tỷ lệ thu hồi không đáng kể. Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Ngọc Bảo cho rằng như vậy là lãng phí.
Điều làm ông Bảo bức xúc là nhiều nước trong khu vực đã xem việc thu hồi và tái chế giấy đã qua sử dụng là một ngành công nghiệp, giấy đã qua sử dụng là nguồn tài nguyên, để có chính sách khuyến khích, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm ngoại tệ cho quốc gia, còn Việt Nam thì tới nay vẫn chưa có chính sách này. TBKTSG Online: Vậy theo ông, khi nào thì Việt Nam có chính sách phát triển thu hồi và tái chế giấy đã qua sử dụng, chứ không lẽ chúng ta cứ loay hoay đi nhập khẩu giấy đã qua sử dụng của nước ngoài, còn giấy đã qua sử dụng (gọi chung là giấy loại) ở trong nước thì xem như chất thải? Tiến sĩ Vũ Ngọc Bảo: Hiện Bộ Công Thương giao cho Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu chính sách công nghiệp xây dựng chính sách để trình Chính phủ ban hành, nhưng một chính sách ở Việt Nam thường xây dựng phải qua 3-4 năm. Từ năm ngoái, chúng tôi bắt đầu tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo bàn luận về tái chế giấy đã qua sử dụng, cũng nhằm mục đích đánh động dư luận, tham khảo ý kiến doanh nghiệp làm cơ sở cho xây dựng chính sách. Thực ra Việt Nam ta đã có Luật Bảo vệ môi trường có đề cập tới tái chế rác thải, trong đó có giấy nhưng chỉ là luật nhằm tuýt còi các hành vi vi phạm về môi trường. Còn chính sách về tái chế giấy phải bao hàm nhiều thứ, từ đầu tư, chính sách thuế…, khuyến khích doanh nghiệp mua gom giấy loại lại còn nhiều khó khăn, gây trở ngại cho việc tiêu thụ giấy loại. Điều này chẳng khác gì khuyến khích nhập khẩu giấy loại của nước ngoài, có hợp đồng, hóa đơn. Một bất hợp lý nữa là để khuyến khích thu hồi và tái chế giấy thì quy hoạch phát triển ngành giấy phải có nội dung thu gom và tái chế. Nhưng quan trọng là các nhà máy sản xuất giấy có cần mớ giấy loại của bà ve chai, ông đồng nát hay không? Cần chứ, rất cần. Nhu cầu giấy trong nước mỗi năm hơn 1,8 triệu tấn, sản xuất trong nước mới chỉ cung cấp được 1,13 triệu tấn, còn lại là giấy nhập khẩu. Trong 10 tháng đầu năm nay, nhập khẩu giấy, nguyên liệu đã lên tới 900 triệu đô la Mỹ chứ không ít. Cung ứng nguyên liệu cho 1,13 triệu tấn giấy trong nước thì 70% là giấy loại, 30% còn lại là các loại bột. Nhưng giấy loại làm nguyên liệu hiện nay thì một nửa thu gom trong nước, một nửa phải nhập khẩu. Không phải giấy loại trong nước thiếu mà do ta thu gom còn quá ít. Ở các nước xung quanh, tỷ lệ thu hồi giấy loại thấp cũng 34% như Trung Quốc, còn lại đều 50-60% tổng số lượng giấy đưa vào sử dụng, do họ có chính sách, có quy định về thu gom và tái chế giấy loại, xem giấy loại như là nguồn tài nguyên tái tạo, bởi giấy có thể tái chế 6 lần, thậm chí có thể lên tới 9 lần. Ta chỉ thu hồi 24-25% giấy loại. Có nghĩa nếu ta có chính sách khuyến khích thu gom và tái chế, nâng tỷ lệ thu hồi lên gấp đôi thì có nghĩa ta không cần phải bỏ hàng trăm triệu đô la Mỹ để nhập giấy loại của nước ngoài, hạn chế bớt khai thác rừng trồng để sản xuất giấy mà dùng nó làm gỗ. Đó là chưa kể những lợi ích lớn lao khác về môi trường, vì hiện 75% giấy loại còn lại được xem như rác thải, phải tiêu hủy, chôn lấp hao tiền tốn của, rồi ô nhiễm môi trường…Phải nói chúng ta nghèo nhưng quá lãng phí. Nguồn giấy loại được thu hồi chủ yếu được thu gom riêng lẻ từ những người làm nghề đồng nát, từ công nhân vệ sinh… chứ chúng ta chưa có công ty chuyên doanh giấy thu hồi như Nhật, Trung Quốc, Thái Lan. Các doanh nghiệp thừa biết sản xuất giấy từ giấy loại có lợi về giá thành như thế nào nên họ mới dùng tới 70% nguyên liệu là giấy loại. Dù có tính cả năng lượng dùng để thu gom, vận chuyển và tái chế giấy thì sản xuất giấy từ giấy loại dùng ít năng lượng hơn sản xuất giấy nguyên thủy. Đó là vì năng lượng cần để thu lại giấy đã dùng và đưa trở lại nhà máy là quá nhỏ so với dùng gỗ để sản xuất tờ giấy mới. Hơn nữa, sản xuất giấy nguyên thủy cũng cần năng lượng để chặt, thu gom và vận chuyển cây gỗ đến nhà máy, cứ 2,2-4,4 tấn gỗ mới cho ra 1 tấn bột giấy, trong khi giấy loại thì chỉ cần 1,4 tấn giấy loại là cho ra 1 tấn bột. Hiện tại thì doanh nghiệp vẫn thích nhập giấy loại hơn là mua trong nước, thưa ông tại sao có tình trạng này? Giấy loại nhập vào Việt Nam từ nhiều nước nhưng chủ yếu từ Mỹ, Nhật Bản, New Zealand. Những loại chính được nhập khẩu là giấy hòm hộp các tông cũ, giấy báo, tạp chí cũ, giấy lề (dẻo giấy, lề giấy – phế thải trong gia công…), giấy đứt, giấy trộn lẫn các loại. Lý do khá đơn giản, chất lượng giấy loại nhập khẩu cao hơn giấy loại trong nước bởi bên họ có hệ thống phân loại ngay từ gia đình, công sở, còn chúng ta giấy loại và rác thải chung trong một chỗ. Doanh nghiệp nhập không vướng thủ tục hợp thức hóa chi phí sản xuất như mua gom nhỏ lẻ trong nước. Xin cám ơn ông!
(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com