Ngoại tệ, tỷ giá đang được quản lý rất chặt. Nhưng thực tế, theo phản hồi từ DN thì sự chặt ấy đang trở thành cơ hội trục lợi của một số ngân hàng. Thực ra có ít DN nào được hưởng tỷ giá thực theo quy định, mà buộc phải chấp nhận giao dịch ngoại tệ theo tỷ giá… “chợ đen”. Đó là nhận xét của TS Nguyễn Đình Dũng Dậu – TGĐ Cty Thương mại 13-5 (Hải Phòng) trong cuộc trao đổi với DĐDN xung quanh việc quản lý ngoại tệ hiện nay.
- Thưa ông, là DN hoạt động mạnh về nhập khẩu vật tư phục vụ công nghiệp, Cty của ông đã được hưởng lợi gì từ chính sách ngoại tệ và tỷ giá hiện nay?
DN chúng tôi không những không được được hưởng lợi từ chính sách quy định ngoại tệ và tỷ giá của Nhà nước mà còn đang phải hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu liên quan tới ngoại tệ theo kiểu... “chợ đen”. Đơn cử là ngân hàng hiện đang bắt DN phải chấp nhận thanh toán theo tỷ giá ngoại tệ của “chợ đen” mỗi ngày khi thanh toán quốc tế. Dù trên hợp đồng họ chỉ thể hiện thanh toán theo tỷ giá niêm yết của Ngân hàng Nhà nước VN trưng ra. Tuy nhiên, vì quan hệ đối tác quốc tế, thương hiệu DN VN với thương trường quốc tế, vì sức ép thu nhập, công ăn việc làm và duy trì hoạt động của DN mà chúng tôi vẫn buộc phải chấp nhận.
TS Nguyễn Đình Dũng Dậu – TGĐ Cty Thương mại 13-5 (Hải Phòng) Nhưng khó khăn lớn nhất của DN thể hiện trên hợp đồng thanh toán ngoại tệ. Hiếm khi tỷ giá trên hợp đồng được thực hiện bằng đúng tỷ giá thực tế trên thị trường tự do; mà DN phải chấp nhận, dù là thanh toán quốc tế hay quy đổi ngoại tệ ra VND thì DN đều phải chịu thiệt khoảng chênh lệch khổng lồ giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá quy đổi tại các ngân hàng hiện nay. Thực tế này là một nguy cơ làm giảm sự an toàn với thương vụ mà DN thực hiện. DN luôn phập phồng nỗi lo biến động tỷ giá thực. Và nếu tỷ giá thực biến động theo hướng tăng thì DN lỗ chắc. Như DN tôi, chỉ qua đợt biến động tỷ giá thực vừa rồi, thì riêng các hợp đồng thanh toán/năm bằng ngoại tệ đã lỗ ít nhất từ 5 - 7%/lô hàng. Nhưng tiền thuế, các chi phí thì không được ân hạn, và giá bán thì lại không được tăng, sức mua của thị trường lại giảm. Do tiền VND tung ra thị trường quá ít bởi các nguồn cho vay của ngân hàng rất hạn hẹp và nhiều yêu sách, rườm rà về thủ tục, đồng nghĩa chỉ chăm chút những khoản nợ đến hạn để nâng lãi suất, làm khó cho các DN đang hoạt động. - Nhưng thưa ông, chẳng phải chính sách ngoại tệ và tỷ giá quản lý chặt trong những năm qua vẫn làm cho DN yên tâm và thực tế vẫn giúp ích ổn định sản xuất và kinh doanh, cũng như DN được lợi đấy thôi ? Tôi thì tôi thấy thế này, nhiều DN đều phải cân đối lỗ lãi theo tỷ giá ngoại tệ thị trường tự do. Nghĩa là luôn phải có cách mua ngoại tệ cao hơn giá Nhà nước quy định. Ở chiều ngược lại, mỗi khi có biến động tỷ giá quy định thì tỷ giá thị trường tự do cũng biến động theo ở mức độ rất mạnh. Mà như tôi đã nói, hiếm khi tỷ giá quy định điều chỉnh theo hướng giảm và vì thế tỷ giá thị trường tự do cũng chỉ chiều hướng tăng. Nếu so sánh mức giá VND/USD vài năm trước với giá hiện tại, thì mức tăng đã là hàng chục phần trăm. Ngay trong đợt vừa rồi, tỷ giá Nhà nước công bố tăng 0,16%, nhưng thực tế USD thị trường tự do tăng từ 500 - 1.000 VND/USD, tức là tăng trên 5%. Mà DN thường phải dựa vào tỷ giá quy định, và phụ thuộc vào tỷ giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế, và cả thị trường tự do. Nếu nói chính sách ngoại tệ và tỷ giá được quản lý chặt trong những năm qua và hiện tại vẫn giúp ích ổn định sản xuất, kinh doanh... thì đó là lý sự tính trên cơ sở tỷ giá ngoại tệ quy định của Nhà nước. Chứ nếu tính trên cơ sở tỷ giá ngoại tệ thị trường tự do thì khó có kết quả. Với những DN nhập khẩu như chúng tôi, câu chuyện chỉ đơn giản là tỷ giá ngoại tệ đừng biến động đột ngột quá lớn thì sẽ có lãi. Mà cái mong muốn ấy thì chỉ Nhà nước mới có những cơ chế điều tiết được. Và nếu Nhà nước không điều tiết được cơ chế này, thì sẽ là cơ hội trục lợi của một số ngân hàng và tước đoạt hết lợi nhuận của các DN sản sinh ra. Nếu Nhà nước không sớm có chế tài điều tiết tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tự do, thì có nghĩa là DN sẽ phải chấp nhận tỷ lệ rủi ro kinh doanh cao hơn. Cứ cái đà này thì không những không khuyến khích DN tham gia quan hệ thương mại quốc tế, mà còn dẫn tới không ít DN sẽ phải chấp nhận phá sản, đóng cửa hoạt động. - Thưa ông, đưa tỷ giá thị trường tự do được “nề nếp” như tỷ giá quy định dường như là việc không thể. Vì ngay như tên gọi, đã là thị trường tự do, thì quản ngoại tệ như thế nào ? Tôi nghĩ ngay với chủ trương điều hành tỷ giá ngoại tệ một cách linh hoạt, thì Nhà nước cũng đã chấp nhận thực tế có thị trường ngoại tệ tự do tồn tại song song với thị trường ngoại tệ chính thức. Đơn giản vì không thể hiểu từ “linh hoạt” chỉ trong khuôn khổ thị trường ngoại tệ chính thức – vốn chỉ là một phần, dù là phần quan trọng của hệ thống tài chính quốc gia. Mà phải hiểu từ linh hoạt trong yêu cầu về sự ổn định, hiệu quả trong vận hành hệ thống tài chính ấy, theo yêu cầu kích thích và bảo đảm cho DN phát triển cơ chế mới này. Có nghĩa, ngay với cả thị trường ngoại tệ tự do, thì Nhà nước cũng cần có những biện pháp tác động và chế tài để ổn định. Trong khi các DN lại là lực lượng chính sản sinh ra thu nhập quốc gia. Thực tiễn đã chỉ ra là có sự “liên thông” giữa tỷ giá ngoại tệ theo quy định của Nhà nước VN và tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tự do. Và rõ ràng cơ chế, chính sách tiền tệ, tỷ giá và ưu đãi tài chính đang bị một số tổ chức kinh doanh tiền tệ lợi dụng, trục lợi trên công sức của xã hội. - Xin cảm ơn ông !Nếu Nhà nước không sớm có chế tài điều tiết tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tự do, thì có nghĩa là DN sẽ phải chấp nhận tỷ lệ rủi ro kinh doanh cao hơn”.
(Theo Quốc Dũng // Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com