Được hỏi về ý kiến mới đây của Thủ tướng Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc việc thành lập tập đoàn kinh tế tư nhân (theo đề xuất của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam), nhiều đại biểu Quốc hội là các chuyên gia kinh tế, doanh nhân… đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm.
TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Ủy viên UB Kinh tế Quốc hội
Tôi được biết Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng thuộc Chính phủ nghiên cứu xem cách thức quản lý nhà nước đối với mô hình đó như thế nào.
![]() TS Nguyễn Đức Kiên: “Không nên nghĩ rằng khi được gọi là “tập đoàn” thì doanh nghiệp sẽ mạnh lên” |
Hiện tại Điều 149, Luật Doanh nghiệp 2005 đã đưa ra khái niệm về tập đoàn kinh tế. Nhưng đúng là vẫn còn “treo” những vấn đề như: Quản lý như thế nào, khi có vấn đề xảy ra phải giải quyết bằng pháp luật thì xử lý công ty mẹ hay con? Nếu công ty con có tư cách pháp nhân đầy đủ thì quan hệ với công ty mẹ và các công ty con khác như thế nào? Có hay không khả năng tập đoàn ấy liên kết với nhau để chi phối giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán...
Về phía các doanh nghiệp, tôi cho rằng họ chờ đợi sự rạch ròi về mặt pháp lý, quyền lợi - trách nhiệm, xác định rõ vị thế của từng doanh nghiệp trong mô hình sản xuất kinh doanh. Ví dụ như một nhà máy trong tập đoàn gây ra ô nhiễm môi trường thì giám đốc nhà máy đó phải chịu trách nhiệm hay là ông chủ tịch tập đoàn.
Tuy thế, cũng phải nói rằng “tập đoàn” hay “công ty cổ phần tập đoàn” được gọi tắt thành “tập đoàn” như hiện nay xét về khoa học kinh tế thì chả khác gì nhau cả. Đó chỉ là tên gọi mà thôi và không nên nghĩ rằng khi được gọi là “tập đoàn” thì doanh nghiệp sẽ mạnh lên, giá trị thương hiệu tự nhiên được nâng cao.
TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội
Trên thế giới, “tập đoàn” không phải là một loại hình doanh nghiệp, mà chỉ là tên gọi một nhóm công ty có liên hệ lợi ích với nhau. Những công ty đa quốc gia thực sự lớn mạnh như Toyota hay Samsung chẳng cần gọi mình là “tập đoàn” hay là gì cả, họ đơn giản là Toyota và Samsung! Ý tôi là doanh nghiệp có lớn mạnh hay không không phụ thuộc vào cái tên. Theo tôi, hành lang pháp lý hiện nay (Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán…), nếu ban hành đủ các văn bản dưới luật là đủ để quản lý tất cả các loại hình doanh nghiệp tư nhân. Mà như vậy thì việc “dựng khung” pháp lý đối với tập đoàn kinh tế tư nhân có thật sự cần thiết không? Có chăng chỉ là phòng, chống khả năng liên kết tập đoàn dẫn đến độc quyền. Vấn đề mà tôi quan tâm hơn lại là mô hình tập đoàn nhà nước. Tôi nói từ rất lâu rồi, là cần có luật quản lý vốn nhà nước, nhưng văn bản luật đó cũng chưa được đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa này. Cái đấy mới là thực sự cần. Nguồn vốn của nhà nước hàng chục tỷ đô la mà chưa có luật để quản lý, giao phó cho các “ông” tập đoàn có thực sự yên tâm? Cũng vì thế mà vừa qua Quốc hội phải tiến hành giám sát nội dung này, thấy rõ nhiều bất cập. Tới đây, ngày 1/7/2010, Luật Doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn hết hiệu lực, tất cả các doanh nghiệp chỉ chịu sự diều chỉnh của Luật Doanh nghiệp chung thì việc thiếu luật về quản lý vốn nhà nước sẽ tạo ra một khoảng trống quản lý lớn. Ở các nước, Malaysia chẳng hạn, Tập đoàn dầu khí Petronas của họ được quản lý bằng một đạo luật do Quốc hội thông qua hẳn hoi. Có như thế mới đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả vốn của nhà nước.TSTrần Du Lịch: “Việc “dựng khung” pháp lý đối với tập đoàn kinh tế tư nhân có thật sự cần thiết không”
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội
Khái niệm “tập đoàn” gần như chưa có trong Luật Doanh nghiệp, hoặc rất mờ nhạt. Tuy hiện nay cũng có nhiều doanh nghiệp tư nhân có tên gọi là “tập đoàn”, nhưng nói chính xác thì đó là loại hình “công ty cổ phần tập đoàn”. Việc “chính danh” cho tập đoàn kinh tế tư nhân là cơ sở bước đầu có ý nghĩa khuyến khích, động viên giới doanh nhân, thể hiện mức độ cởi mở ngày càng lớn hơn của Chính phủ, tạo điều kiện cho khối doanh nghiệp tư nhân phát triển hơn, thậm chí có thể cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn nhà nước trong một số lĩnh vực nhất định. Tôi hy vọng tới đây các cơ quan đã được giao nhiệm vụ sẽ đưa ra những định nghĩa cụ thể hơn, những tiêu chí rõ ràng hơn về “tập đoàn” cũng như những cơ chế, chính sách quản lý đối với loại hình ấy. Còn việc ra đời các tập đoàn đúng nghĩa có tạo ra được sự chuyển biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay không phải từ hai phía. Trong khi Nhà nước xây dựng hành lang pháp lý cho tập đoàn hoạt động, thì các doanh nhân phải trả lời được câu hỏi tại sao thành lập tập đoàn (quy mô vốn, lĩnh vực hoạt động, cách thức tổ chức doanh nghiệp…).BàNguyễn Thị Nguyệt Hường: “Khái niệm “tập đoàn” có ý nghĩa nhất định trong việc tạo ra thương hiệu”
(Theo Anh Phương // Báo Doanh nhân)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com