Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tập đoàn kinh tế tư nhân: Cần đúng quy luật phát triển!

Ông Nguyễn Đình Cung – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thẳng thắn chia sẻ quan điểm, tập đoàn kinh tế tư nhân nên đi đúng quy luật phát triển.

- Như vậy, theo ông sẽ không cần phải có những quyết định hành chính để thành lập nên những tập đoàn kinh tế tư nhân?

Quyết định hành chính có thể thành lập ra được tập đoàn kinh tế tư nhân, nhưng không làm nên sức mạnh, năng lực cạnh tranh nội tại và bền vững cho chính bản thân tập đoàn đó. Các doanh nghiệp nếu có chiến lược tốt, xây dựng quản trị công ty tốt, tìm kiếm một đội ngũ quản lý tốt thì tất yếu sẽ trở thành một doanh nghiệp lớn. Có nghĩa là việc trở thành tập đoàn hay không là một cách thức phát triển, phụ thuộc vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Từ chiến lược đó, sự phát triển sẽ theo hướng tập trung tích tụ vốn, huy động thêm vốn của người khác, đến một mức nào đó sẽ phải phân tán, tản quyền xuống các công ty con, công ty cháu... Đó là công cụ để thực hiện chiến lược kinh doanh chứ tập đoàn kinh tế không phải là một pháp nhân.

 Ông Nguyễn Đình Cung – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Theo tôi, doanh nghiệp không nên đi tìm kiếm một tiếng tăm từ danh xưng tập đoàn mà phải nhìn vào bản chất, năng lực cạnh tranh và sức hút của thương hiệu trên thị trường. Đó là cái gốc của sự kinh doanh.

Hơn thế, nếu tập đoàn kinh tế tư nhân được thành lập bằng một văn bản hành chính thì nó có thể tạo nên sự nhầm lẫn rất nguy hại và đáng tiếc cho thị trường, nhất là cách nghĩ tập đoàn là lớn, là cạnh tranh tốt. Nếu tập đoàn được Chính phủ cho phép thành lập thì lại càng lớn.

- Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cho rằng họ đang gặp khó khi lớn lên, khi phát triển rộng hơn. Phải chăng do thiếu cơ chế chính sách?

Ở đây, phải nhìn nhận từ hai mặt.

Thứ nhất và trước hết phải bắt đầu tư chính các doanh nhân. Họ chính là người quyết định hướng đi cho doanh nghiệp, lựa chọn và thực hiện cách đi. Nếu xây dựng được chiến lược tốt, tìm kiếm thị trường tốt, triển khai các kế hoạch kinh doanh tốt, tạo ra quản trị công ty tốt, xây dựng văn hóa kinh doanh và đội ngũ quản lý tốt thì họ sẽ đưa doanh nghiệp phát triển theo đúng quy luật từ thấp tới cao một cách thực chất theo cách nhanh nhất.

Khi đó, với năng lực và sức cạnh tranh, họ sẽ thu hút các đối tác, đối thủ tham gia vào hoạt động của mình, cùng chia sẻ nguồn lực, hoạt động và trở thành tập đoàn kinh tế mạnh. Thị trường sẽ là tác nhân thúc đẩy việc thành lập tập đoàn kinh tế chứ không phải là quyết định thành lập của bất cứ một tổ chức, một chủ đầu tư nào. Những quyết định hành chính trong lĩnh vực này cần rất cẩn trọng.

Tất nhiên, vai trò của Chính phủ thực sự quan trọng để thúc đẩy quá trình, tạo điều kiện và cơ hội để các doanh nghiệp lớn nhanh, lớn mạnh. Đó là tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho mọi kế hoạch kinh doanh, là thị trường tài chính phát triển đảm bảo đáp ứng nhu cầu huy động vốn, là hệ thống luật pháp chặt chẽ, minh bạch bảo vệ các hoạt động góp vốn, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, đó là các khung khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp minh bạch, đủ niềm tin cho thị trường...

- Cũng đang có đề nghị hỗ trợ các doanh nghiệp lớn xây dựng thương hiệu mang tầm toàn cầu, ông nghĩ sao về điều này?

Tôi muốn nhắc tới quan điểm của tôi về tập đoàn kinh tế, về các doanh nghiệp lớn: đó là các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp là đầu tàu của các ngành, lĩnh vực mà họ tham gia, dù đó là doanh nghiệp nhà nước hay là doanh nghiệp tư nhân.

Chính năng lực, khả năng cạnh tranh và thu hút nguồn lực tạo nên thương hiệu và khả năng đầu tàu của các nhóm công ty, doanh nghiệp này. Hơn thế, nhờ năng lực nội tại của mình, các tập đoàn thậm chí có khả năng tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ hơn tham gia vào chuỗi hoạt động, cùng phát triển...

Theo tôi, doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng cần sự hỗ trợ của Nhà nước về nhiều mặt, bởi chính sự hạn chế về quy mô, năng lực quản trị. Với các doanh nghiệp lớn, đây lại là thế mạnh của họ. Như tôi đã nói ở trên, vai trò hỗ trợ của Nhà nước chỉ là tạo môi truờng kinh doanh, xây dựng hệ thống chính sách, hệ thống pháp lý thuận lợi, ổn định, minh bạch, rõ ràng để các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược.

- Xin cảm ơn ông!

(Theo Báo Doanh nhân)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Thành lập tập đoàn kinh tế tư nhân: Vẫn còn quan ngại!
  • Chuyên nghiệp hoá hoạt động xúc tiến đầu tư
  • Dự luật Thuế nhà đất mới đạt được 1 trong 5 mục tiêu
  • Ba mũi nhọn cho phát triển công nghiệp phần mềm
  • Cần thêm gói kích cầu
  • Xuất khẩu cà phê niên vụ 2009 - 2010 : Dự báo quá yếu
  • Đại biểu Quốc hội lo chính sách tiền tệ… “phanh gấp”
  • “Tăng trưởng tín dụng cả năm có thể vượt 30%”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi