Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp Việt Nam: Chủ động để lớn mạnh

tinkinhte.comMột năm đầy biến động, nhiều thách thức đã không vượt qua được niềm tin, sự lạc quan và bền chí trong kinh doanh của cộng đồng DN. Kết quả kinh doanh có thể nói là vượt hơn nhiều những dự báo của giới kinh tế chính là bệ đỡ cho tốc độ tăng trưởng GDP của VN, đưa kinh tế VN trở thành một trong số ít các quốc gia có tốc độ tăng trưởng dương. Thành quả lớn một phần thuộc về cộng đồng DN, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) nhấn mạnh khi bàn về cộng đồng DN VN năm 2010.

- Thưa ông, còn nhớ, đầu năm 2009, khi các gói kích thích kinh tế của Chính phủ bắt đầu được đưa ra, DN dường như rơi vào tình trạng “cấp cứu”. Nhiều dự báo không mấy lạc quan về khả năng chống chọi của không ít DN ?

Khi đó, thuật ngữ mà giới chuyên gia kinh tế hay sử dụng là cấp cứu. Đúng là một giai đoạn căng thẳng. Chúng tôi liên lạc thường xuyên với các DN chỉ để hỏi đúng một câu là tình hình thế nào, có bi quan lắm không ? Nhiều cuộc làm việc với các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội địa phương để bám sát tình hình... Nỗi lo về khả năng sa thải công nhân cũng tăng lên từng ngày.

Nhưng tôi muốn nhắc tới một điểm rất lạ, là ngay vào thời gian đó, cuộc khảo sát nhanh của VCCI về tình hình hoạt động và khả năng duy trì của DN được thực hiện, kết quả lạc quan đến bất ngờ, chỉ khoảng 10% DN lo ngại về việc buộc phải cân nhắc đóng cửa và thu hẹp sản xuất. Số đông còn lại đều tin vào sự duy trì, trụ vững của mình. Nhiều người đã bình luận, hoặc kết quả điều tra chưa chính xác, hoặc DN đánh giá không hết tình hình kinh tế vĩ mô khi đó...

Đến giờ nhìn lại, các DN đã đúng. Tiềm lực và sự linh hoạt của các DN VN dường như luôn sẵn sang đối mặt với khó khăn. Nếu như nhìn xa hơn, qua những thay đổi đột ngột của thị trường, những biến động lớn của thời cuộc, dường như sự lạc quan là điểm khá nổi trội của cộng đồng DN VN. Chính điều này đã hợp lực, tạo nên những bước chuyển lớn tới nền kinh tế. Tất nhiên, niềm tin của DN, sự sẵn sàng đối mặt của DN có sự hậu thuẫn quan trọng của Chính phủ trong điều hành chính sách.

Năm 2009 là một năm ghi nhận những thành quả lớn trong điều hành chính sách của Chính phủ. Sự linh hoạt, kịp thời trong chính sách từng thời điểm có thể nói đã hội tụ, tạo đà vươn cho nhiều DN. Những cơ hội mới trong khủng hoảng nhờ vậy mà dễ nắm bắt, chuyển hóa tốt hơn.

- Thưa ông, thực tế thì không phải tất cả các DN đều nhận được sự hỗ trợ kịp thời ?

Không thể đòi hỏi sự phủ kín, chia đều trong chính sách hỗ trợ mang nhiều ý nghĩa cấp cứu từ Chính phủ. Tôi cũng có nghe không ít phản hồi về việc DN khó tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ lãi suất. Nhưng quan điểm của tôi là cộng đồng DN dù trực tiếp, hoặc gián tiếp đều hưởng lợi từ gói chính sách này. Có thể một DN chưa nhận được sự hỗ trợ trực tiếp, nhưng họ được lợi vì bạn hàng, đối tác của họ có thêm đơn đặt hàng, tăng nhu cầu vì tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ. Tác dụng lan toả của chính sách này rất lớn và rộng.

Tôi cũng muốn chia sẻ một điều mà tôi nhận được từ nhiều DN, là nhiều khi các chính sách điều hành, sự hỗ trợ của Chính phủ chưa có tác động ngay bởi luôn đòi hỏi một độ trễ nhất định. Nhưng trong lúc khó khăn, những động thái tích cực, đúng đắn, kjp thời của Chính phủ chứa đựng thông điệp quan trọng đối với DN hơn cả: đó là sự đồng hành, sự chung vai chia sẻ khó khăn của Chính phủ với DN. Tôi tin là trong niềm tin kinh doanh của DN năm vừa qua, và cả những lạc quan khi nhìn nhận cơ hội kinh doanh trong năm 2010 ẩn chứa nhiều sự đồng cảm này.

- Trong khảo sát mới đây của VCCI về PCI, thì niềm tin này dường như cũng không hẳn vững vàng, và có sự giảm điểm về kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh của DN tư nhân VN, ở mức 65% đồng ý so với mức 78% của năm 2008, 77% của năm 2007...?

Tình trạng suy thoái toàn cầu cho đến hiện giờ vẫn chưa được khẳng định đã tìm thấy đáy. Những dự báo về sự phục hồi luôn cân nhắc giữa hình thức chữ U, chữ W... Thậm chí mới đây một số tổ chức quốc tế đã đưa ra dự báo về sự phục hồi chậm của các nền kinh tế lớn của thế giới, trừ Trung Quốc.

Thực trạng này đưa lại tâm lý khá bất ổn trong dự đoán tương lai của DN. Khó có thể xây dựng một kế hoạch kinh doanh bình thường trong bối cảnh thiếu hàng loạt dữ kiện quan trọng. Và các kế hoạch mở rộng chắc cũng khó tính tới.

Nhưng cũng từ khảo sát PCI mà chúng tôi thực hiện phối hợp với VNCI, có thể khẳng định một điều rất quan trọng là, vai trò của điều hành kinh tế, kể cả ở cấp vĩ mô và địa phương hiện đang quyết định các kế hoạch, dự định kinh doanh của DN.

Khi DN khó nắm bắt các điều kiện thị trường, khó dự báo những vận động của kinh tế vĩ mô, thậm chí cũng khó tin tưởng vào các dự báo của các chuyên gia kinh tế, thì chính việc đảm bảo chính sách và quy định rõ ràng, việc thực thi công bằng và minh bạch sẽ hết sức cần thiết với hoạt động của DN. Nếu thiếu các điều kiện cần này, DN không thể có niềm tin để xây dựng các kế hoạch dài hạn, chuyên nghiệp.

Ở đây, cũng phải nhắc tới cả sự chủ động của DN. Điều kiện thị trường của năm 2010 đã thay đổi. Các chính sách điều hành kinh tế của nhiều nước cũng như của VN thay đổi. kéo theo đó là những cơ hội mới xuất hiện song hành với những thách thức mới. Rõ nhất là hệ thống hàng rào kỹ thuật được dựng lên tại nhiều thị trường xuất khẩu của VN cản trở không nhỏ tới sự phục hồi nhanh của hàng xuất khẩu.

Rõ ràng, bản thân cộng đồng DN VN cũng phải thay đổi tương ứng. Yêu cầu tái cơ cấu được đặt ra cấp bách hơn và cũng thuận lợi hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì nếu một  DN nào dừng lại khi cuộc chơi vẫn tiếp diễn, họ sẽ bị loại. DN VN đã thử lửa thành công trong một năm bất ổn khó có thể chấp nhận thua ở năm 2010, đó là đương nhiên. Nhưng điều quan trọng là họ có thể tận dụng độ trễ của phục hổi kinh tế nhiều nước để đi nhanh hơn, tranh thủ rút ngắn khoảng cách, trước hết là với các DN trong ASEAN.

- Năm nay cũng là năm VCCI đảm nhận vai trò Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp các nước Asean (ASEANCCI) và Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC). Cộng đồng DN VN sẽ không bỏ lỡ cơ hội hưởng lợi từ hoạt động này ?

VCCI đã lên kế hoạch cho sự đổi mới trong hoạt động của ASEANCCI và ASEANABAC theo hướng tăng cường hơn mối liên kết giữa ASEANCCI và ASEAN ABAC, tạo nên tiếng nói đồng thuận và tin cậy hơn với chính phủ các nước ASEAN. Dự kiến sửa đổi điều lệ của ASEANCCI mà VCCI sẽ đưa ra chắc sẽ nhận được sự ủng hộ khi mà sự cần thiết của các liên kết chặt chẽ hơn đã trở thành yêu cầu của mỗi quốc gia. Vào thời điểm này, các hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Australia đã có hiệu lực. Cạnh tranh nội khối đang là thách thức của tất cả các DN. Nếu không có liên kết, không có sự phối hợp, phân vai, khả năng triệt tiêu là có thể.

Quan điểm của chúng tôi là DN VN sẽ chủ động lên kế hoạch, xây dựng các liên kết để trở thành đối tác, bạn hàng của các DN trong khu vực, cùng hợp tác để có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn ở bên ngoài. Đây cũng là cách đi để DN VN tận dụng những lợi thế về công nghệ, kinh nghiệm, hệ thống phân phối của các DN trong khu vực vốn đã có nhiều ưu thế.

Năm 2010, với sự mở của ASEAN và các đối tác thương mại, cho dù VN vẫn còn thời gian bảo lưu, song cộng đồng DN VN cũng đã nhìn thấy thị trường nội địa không chỉ giới hạn trong các biên giới hành chính. Đây cũng là cơ hội lớn cho các DN VN khi vị trí địa kinh tế của VN đang ở đầu mối kết nối các đường thông thương. Tất nhiên, bối cảnh này cũng buộc các DN phải tái cấu trúc bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn. Khi niềm tin, tiềm lực sẵn có trong các DN được phát triển trên nền tảng chuyên nghiệp hoá, hội nhập sâu cả về năng lực, tầm nhìn của DN, sức bền và sức vươn của DN sẽ mạnh hơn nhiều.

Như vậy, mỗi lần thử lửa, cộng đồng DN, doanh nhân VN lại lớn mạnh hơn, thực sự là một tầng lớp tiên phong, là động lực trong phát triển kinh tế mà dự thảo Nghị quyết về doanh nhân đang đề cập.

- Xin cảm ơn ông

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Bộ trưởng Võ Hồng Phúc và “kỷ niệm” thú vị với lạm phát
  • Campuchia - Thị trường nhiều tiềm năng
  • Việt Nam thành nước có thu nhập trung bình: Cách nào không rơi vào “bẫy”
  • PGS – TS Trần Hoàng Ngân: Linh hoạt cơ chế lãi suất
  • Hỏi chuyện “Bộ trưởng của những con đường đau khổ”
  • Cựu PTT Vũ Khoan: Việt Nam phải là một không gian kinh tế thống nhất
  • “Có thể làm chủ doanh nghiệp sau khi tu nghiệp tại Nhật”
  • Giám đốc Sở Xây dựng Hậu Giang Nguyễn Thiện Nhơn: Tăng cường quản lý trật tự trong xây dựng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi