Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giáo sư Võ Tòng Xuân: Đừng để thiệt hại cho nông dân

Đằng sau những con số hấp dẫn về xuất khẩu gạo của Việt Nam là câu chuyện “kẻ khóc người cười” của một bên là nông dân và bên kia là các đơn vị kinh doanh lúa gạo. Giáo sư Võ Tòng Xuân một lần nữa lại lên tiếng về vấn đề này trong thời điểm mà báo chí đưa hàng loạt tin về chuyện giá gạo đang gây thiệt thòi cho nông dân.

Giá lương thực trên thế giới đang tăng, các loại hình nuôi trồng cũng trở nên phong phú hơn, điều đó cũng có nghĩa đời sống nông dân có thể được cải thiện đáng kể. Nhưng ông nghĩ sao khi báo chí mấy ngày nay đưa tin về chuyện người nông dân bị ép bán lúa gạo với giá rất thấp?

Điều này không mới mà đã kéo dài nhiều năm rồi. Người nông dân vẫn nghèo và vẫn bị o ép. Lý do thì nhiều. Chẳng hạn như cách tổ chức hệ thống tiêu thụ thương mại lúa gạo hiện nay. Nhà nước quá tin tưởng vào các tổng công ty Lương thực và hiệp hội Lương thực. Những cơ quan này đang bóp nghẹt sự sống của bà con nông dân trồng lúa. Họ nắm chặt phân phối thay vì để các công ty lương thực mua thẳng từ người nông dân với giá tốt nhất. Họ buộc các công ty mua bán theo quota họ đưa ra để họ có lợi. Khi mua quota của họ, các công ty nhỏ phải chạy chọt để mua và làm cho giá gạo tăng khi đến tay người tiêu dùng trong khi nông dân thì bán với giá rẻ mạt. Thay vì đóng vai trò những cơ quan đại diện để giúp nông dân thì họ làm ngược lại hoàn toàn. Khi giá lúa cao, họ không mua được, với chiêu bài “vì an ninh lương thực” họ báo cáo với thủ tướng là cần cấm xuất khẩu, dừng ký hợp đồng, không ai dám mua lúa nữa, để cho họ mua lúa với giá rẻ, và người nông dân lại bị thiệt hại lần nữa. Không những thế, họ cũng chưa từng bỏ một đồng nào nhằm tài trợ các đề tài nghiên cứu về cây lúa.

Và việc giá gạo của ta luôn thua gạo Thái Lan, đây có phải lỗi của nông dân, thưa giáo sư?

Lâu nay người nông dân thường làm theo ý họ vì đâu có ai tổ chức cho họ sản xuất theo nhu cầu thị trường, chứ đừng nói đến chuyện mang tính dự báo… Bây giờ chủ yếu họ trồng theo ý thương lái. Mà với thương lái, lúa nào bán được nhiều, có tiền nhiều là được. Mới năm ngoái, nông dân nghe theo bộ Nông nghiệp trồng giống lúa chất lượng cao, không được trồng giống IR50404, nhưng đến khi thu hoạch, thương lái nói thị trường chỉ cần đến giống lúa IR50404, họ không chịu mua giống lúa chất lượng cao! Số nông dân bị rủi ro gieo sạ giống chất lượng cao không tốt, đã phải gieo lại bằng IR50404 thì lại trúng to! Những người làm giống chất lượng cao phải bị lỗ. Nói cách khác, lúa gạo của mình hiện giờ thả nổi cho nông dân, ai muốn trồng gì trồng, ai muốn mua gì mua, không có tổ chức. Thiếu một nhạc trưởng. Mạnh ai nấy làm. Nhiều người nói, ngày xưa mình đói ăn, giờ gạo xuất khẩu đứng thứ hai thế giới, như thế là tốt lắm rồi. Nhưng đủ ăn là thế nào? Nghèo là thế nào? Chính sách nhà nước khuyến khích tăng sản lượng, nông dân đáp ứng rất nhanh, nhưng tăng lợi tức cho nông dân thì rất kém.

Vậy theo giáo sư, có giải pháp nào cho vấn đề này?

Hiện giờ, riêng tôi, các nơi, ai cần, ai gọi, tôi đến ngay. Tôi vẫn tiếp tục cung cấp kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông dân và đồng thời tư vấn cho lãnh đạo địa phương. Nhưng hễ đụng đến vĩ mô là trục trặc, các tỉnh kêu ca rất dữ về cung cách xuất khẩu gạo do tổng công ty Lương thực và hiệp hội Lương thực thao túng quyền hành. Tôi vừa nhận được thông tin rằng Thủ tướng cũng đã nhận thấy và đang chấn chỉnh dần. Tôi nghĩ Thủ tướng cần phân xử, không thể để một số cơ quan dùng quyền lực để thao túng, gây thiệt hại cho nông dân.

Xin cảm ơn giáo sư

( Theo Ngân Hà // SGTT Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi