Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Bài toán nào cho kinh tế Việt Nam

Thị trường nội địa luôn là khoảng lùi an toàn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên thị trường này vẫn đang bị bỏ ngỏ cho hàng Trung Quốc giá rẻ chiếm lĩnh
Thị trường nội địa luôn là khoảng lùi an toàn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên thị trường này vẫn đang bị bỏ ngỏ cho hàng Trung Quốc giá rẻ chiếm lĩnh

"DN VN đang từng bước thoát khỏi ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu". Đó là khẳng định của ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại với Báo DĐDN. Tuy nhiên, theo ông Tuyển, để tiếp tục phát triển kinh tế hậu khủng hoảng cần phải thay đổi cấu trúc và chú trọng phát triển hàng nội địa.

- Nhận định về kinh tế hậu khủng hoảng ông cho rằng cần phải thay đổi cấu trúc. Thế nhưng theo ông nên thay đổi cấu trúc theo chiều hướng nào với những lĩnh vực nào ?

Nói là thay đổi cấu trúc, nhưng theo tôi hãy gọi là tái cấu trúc thì chính xác hơn. Cần tái cấu trúc cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc DN, tái cấu trúc ngành sản xuất và điều chỉnh chiến lược phát triển thị trường.

Thứ nhất, tái cấu trúc kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Thứ 2, tái cấu trúc DN hướng chính là phát triển khối DN trong nước đi đôi với sắp xếp lại, cổ phần hóa DN nhà nước, làm cho khu vực này thật sự có hiệu quả trên cơ sở tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Phát triển mạnh khu vực DN trong nước còn làm tăng khả năng hạn chế tác động bất lợi trước sự biến động của thị trường thế giới, nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế. Điều này hoàn toàn không có nghĩa là chúng ta không coi trọng và khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhưng cần phải điều chỉnh những ưu tiên thu hút đầu tư gắn với tái cấu trúc các ngành sản xuất.

Thứ 3, tái cấu trúc ngành sản xuất. Yêu cầu này gắn chặt với tái cấu trúc DN. Chuyển từ nền công nghiệp gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp sang sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có lợi lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này đặt ra những yêu cầu mới trong thu hút đầu tư, phải hướng vào các sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, phát triển công nghiệp hỗ trợ và kinh tế tri thức, không chấp nhận dự án đầu tư công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường như đã từng xảy ra.

Cuối cùng là điều chỉnh chiến lược thị trường. Cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu theo phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, các DN cần phải tập trung mạnh hơn cho khai thác thị trường nội địa. Điều chỉnh chiến lược thị trường không có nghĩa là không quan tâm đến phát triển thị trường xuất khẩu mà là khắc phục các yếu kém của các DN xưa nay vẫn coi thường thị trường nội địa. Trong nhận thức và hành động phải coi thị trường nội địa là cơ sở, thị trường nước ngoài là quan trọng.

- Đối với DN VN phải làm gì để phát triển bền vững sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế, thưa ông ?

Theo tôi phải nâng cao năng lực cạnh tranh DN. Để làm được điều đó, trước hết DN phải rút kinh nghiệm từ đợt khủng hoảng này mà rà soát và đánh giá đúng nội lực DN; Chọn đối tượng mà DN hướng tới, tức là chọn người tiêu dùng mục tiêu, khách hàng tiềm năng; Phân tích và cung ứng cho khách hàng mục tiêu giống mình đang ở mức nào và so sánh với chính mình có giải pháp phát huy đủ mạnh, khắc phục điểm yếu. Lập kế hoạch tạo sự khác biệt bảo đảm tốt hơn để thực hiện nó; Rà soát lại quá trình sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, nâng cao năng suất; Lập chương trình đổi mới công nghệ và thiết bị, nhằm hiện đại hóa quá trình sản xuất, nâng cao giá trị giá tăng và hàm lượng nội của sản phẩm; Rà soát và điều chỉnh chiến lược thị trường, lập kế hoạch hệ thống phân phối, hình thành những kênh lưu thông ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng, nhằm mở rộng năng suất, tăng thị phần, bảo đảm quy mô kinh tế trong đầu tư, góp phần giảm chi phí cố định; Tiến hành cấu trúc DN trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh quy mô tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cấp công nghệ; Tăng cường mối liên kết với các đối tác để tăng sức mạnh của chính DN. Cạnh tranh không loại trừ hợp tác, mà chính hợp tác hỗ trợ cạnh tranh.

- Lâu nay nước ta vẫn kêu gọi DN đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa. Vậy thời kỳ hậu khủng hoảng DN cần khai thác thị trường nội địa theo hướng nào ?

Nên nhớ rằng chính thị trường nội địa vững giúp nền kinh tế nước ta giữ được mức phát triển kinh tế 3,9% trong sáu tháng đầu năm 2009 trong khi xuất khẩu giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2008. Nó hạn chế biến động tiêu cực thị trường nước ngoài đối với nền kinh tế. Những sản phẩm Made in Vietnam còn làm hạn chế tác động chiến lược "biên giới phần mềm" mà nước ngoài tìm cách lấn chiếm thị trường nước ta. Theo tôi, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới là tích lũy và phát triển giá trị nội địa theo hai hướng chính.

Hướng thứ nhất, lựa chọn một số sản phẩm trong ngành chế tạo hình thành các cụm nhóm để đầu tư phát triển mạnh. Đây là việc rất quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư, mở rộng quy mô kinh tế, đồng bộ hóa thị trường cung ứng, tiết kiệm chi phí giao dịch từ đó mà leo dần lên vị trí cao hơn trong sơ đồ chuỗi giá trị. Đây chính là con đường chủ yếu để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm này, như giảm thuế GTGT trong sản xuất, giảm thuế thu nhập DN, mua patent cung cấp miễn phí cho DN...

Hướng thứ hai, phát triển mạnh các DN sở hữu hỗn hợp và DN tư nhân trong nước đi đôi với việc nâng cao hiệu quả của DN nhà nước. Trong điều kiện DN tư nhân còn nhỏ bé thì vai trò DN nhà nước còn rất quan trọng. Nhà nước phải đặt DN vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, qua đó DN nhà nước mới tìm ra cách phát huy lợi thế so sánh và không ngừng tạo ra lợi thế so sánh mới.

- Xin cảm ơn ông.

TS. Nguyễn Công Phú - TGĐ Apave VN & Đông Nam Á:

Ở VN, từ mười năm qua DN đã xem chất lượng là một chủ thể cơ bản trong chiến lược kinh doanh. Nhưng chất lượng đó có thực là chất lượng hay không, đó là điểm mấu chốt. Theo tôi, chiến lược chất lượng của các DN vẫn còn trong tình trạng phôi thai vì hai lý do. Thứ nhất, thị trường nội địa còn chưa đặt đúng mức chất lượng phải có cho người tiêu dùng. Nó đang ẩn tàng một mối đe dọa khá nghiêm trọng thông qua một bài toán đơn giản sau: 80 triệu người tiêu dùng x 200 USD/năm = 16 tỷ USD sức mua sản phẩm/năm. Vì chưa đặt rõ ràng chất lượng và chiến lược cho thị trường nội địa và hệ thống quản lý chất lượng chưa đến kết quả trực tiếp là làm giảm giá thành khi đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng. Cho nên 16 tỷ USD đó trong tương lai gần người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm từ các nước mạnh trong khối ASEAN, có chất lượng thỏa mãn giá cả thấp hơn. Điều này đã được chứng minh nhiều nước trên thế giới. Thứ 2, đa số các DN XK có hệ thống quản lý chất lượng lại XK các sản phẩm chưa có hàm lượng tri thức cao. Chưa kể đến cơ cấu hàng XK của một số ngành, giá trị gia tăng sản phẩm chỉ bao gồm các phần chi phí gia công.

Theo tôi để khắc phục những lý do trên, tôi đưa ra những gợi ý sau: Đẩy mạnh phần nội lực (hiệu suất - năng suất) bằng việc áp dụng công nghệ quản lý tiên tiến thông qua một số công cụ như đưa hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 vào hỗ trợ. Hiện con số 1.700 DN đã được chứng nhận là quá ít trên tổng số hơn 80.000 DN đang hoạt động; Triệt để ứng dụng công nghệ thông tin, công cụ thống kê kiểm soát chi phí, đặc biệt là chí phí không chất lượng để giảm giá thành; Đặt mục tiêu cụ thể để xây dựng và công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Dùng hệ thống quản lý chất lượng để duy trì và cải tiến chất lượng sản phẩm đã công bố. Qua đó truyền bá và khẳng định thương hiệu, trước mắt ở thị trường nội địa; Xây dựng văn hóa DN, tạo môi trường làm việc sao cho phát huy được cao nhất những ưu thế sẵn có của nội lực; Đặt mục tiêu lâu dài để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy mạnh công nghệ tri thức nhằm phát triển hàm lượng tri thức cao trong sản phẩm của DN.         


(Theo Tâm Vũ // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • TS.Trần Du Lịch: Muốn vượt lên, doanh nghiệp phải có lực
  • “Doanh nghiệp giữ vai trò quyết định trong tái cơ cấu kinh tế”
  • Thứ trưởng bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh: Các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá
  • Thời gian làm giấy chủ quyền nhà đất sẽ giảm
  • Bảo hiểm tiền gửi cần có chỗ tựa vững chắc
  • Doanh nghiệp Việt cạnh tranh mới chỉ dựa trên giá rẻ
  • Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Lê Đức Thúy: Sẽ sớm công bố báo cáo về ổn định tài chính
  • Địa phương cần thực tế khi thu hút các hãng hàng không
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi