Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gõ cửa ông Đức “Rùa”

tinkinhte.com
Là một nhà khoa học dành trọn cuộc đời để nghiên cứu về loài Rùa, GS. Hà Đình Đức được thường được gọi bằng cái tên vui là ông Đức “Rùa”.
 
Sắp đến Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, điều khiến ông trăn trở nhất là làm sao đảm bảo cuộc sống an toàn của cụ Rùa trong Hồ Gươm và đi tìm hậu duệ của cụ để duy trì sự trường tồn của Huyền thoại “Hoàn Kiếm” cho muôn đời con cháu mai sau.

Với con dân Bách Việt, hình tượng Thần Rùa có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Đúng vậy. Thần Rùa tượng trưng cho Trời - Đất, Âm - Dương, cho tri thức, cho sự trường tồn… Rùa là một trong bốn linh vật: Long, Ly, Quy, Phượng và đã khắc sâu trong đời sống tâm linh của dân tộc.

Thần Rùa còn tượng trưng cho tri thức. Trong Quốc tử giám, mỗi tấm bia được làm bằng đá, trên đó khắc tên các vị thi đỗ Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa, Hoàng Giáp, Tiến sĩ, được đặt trên lưng một con rùa. Thần Rùa còn hiện diện trong các đình, miếu, đền… và trên trống đồng đã có từ 5.000 năm nay...

Còn nữa. Hình ảnh Thần Rùa mang diện mạo của trời và đất, với chiếc mai khum khum như bầu trời, bụng phẳng như mặt đất, sống lâu ngàn tuổi. Thần Rùa bao giờ cũng gắn với giang sơn đất nước và luôn phù hộ nhân dân ta đấu tranh đánh bại kẻ thù để giữ nền độc lập, đem lại cuộc sống an bình cho cư dân sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước. Tóm lại, loài rùa đã trường tồn cùng nền văn minh lúa nước. Hà Nội là nơi có nhiều huyền tích rùa thiêng: Rùa dâng nỏ thần cho vua An Dương Vương ở Cổ Loa, rùa đội văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu, rùa đội Kiếm ở Hồ Lục Thủy nên đổi thành Hồ Gươm…

Thế nên, đã có quá nhiều sự kiện liên quan đến rùa, kể cả việc gần đây người ta đã long trọng khánh thành Thần Quy cổ bằng đá nặng 4 tấn, mô phỏng Thần Quy có khắc chữ “Khoa đẩu” xưa, mà nội dung như một bản tuyên ngôn độc lập. Thời xưa ở Trung Quốc, 4 loài Kỳ lân, Phượng hoàng , Rùa và Rồng được gọi tên chung là “tứ linh”. Còn ở Việt Nam ta xưa nay vẫn có câu Nhất Điểu, nhì Ngư, tam Xà, tứ Tượng; vậy còn Quy thì sao?

Khi mà Quy được xếp vào hàng Tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng thì không liên quan gì đến câu nói trên. Vả lại, câu nói kia thiên về việc so sánh độ lớn của 4 loài vật ấy, mà không phải là cách đánh giá sự quý hiếm, linh thiêng của chúng.

Ông Trời sao khéo thế, hễ cụ Rùa xuất hiện ở Hồ Gươm, y như rằng đất nước ta, sông núi ta và nhân dân ta lại có những liên hệ. Cái ngày 7/11/1993 hồi nào mà ông ra Hồ Gươm chụp ảnh cũng là ngày 29/12 Âm lịch, ngày ấy năm 1428, quân Minh bắt đầu rút về nước sau khi xâm lược bất thành. Rồi Rùa nổi buổi sáng Tết Nhâm Ngọ 2002, đặc biệt có chuyện cụ Rùa xuất hiện đúng dịp cả Hà Nội ta chào đón Hội nghị APEC, ngày 13/3/2007.

Tôi ghi nhớ đủ cả. Còn những dịp Cụ Rùa nổi rất đặc biệt khác, mà có lẽ đáng chú ý hơn cả là cụ xuất hiện đúng vào 6h30 sáng ngày 10/10/2009, kỷ niệm 999 năm đại lễ Thăng Long – Hà Nội. Nói thêm nhé, cái ngày Tết Nhâm Ngọ mà cụ Rùa nổi lên cũng là ngày sinh vua Lý Nhân Tông đấy. Còn ngày cụ Rùa đón chào APEC lại là ngày sinh của Hoàng Diệu...

Sắp đến Lễ hội 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, việc cần nhất với cụ Rùa là gì, thưa ông?

Việc tối quan trọng là phải đảm bảo cho cuộc sống an toàn của cụ Rùa trong Hồ Gươm và đi tìm hậu duệ của cụ để duy trì sự trường tồn của Huyền thoại “Hoàn Kiếm” cho muôn đời con cháu mai sau.

Bây giờ, ông còn phân vân gì về cụ Rùa và sự hiện diện của không gian nhà Lê ở khu vực Hồ Gươm?

Ngay sau Cách mạng tháng Tám, vào tháng 12/1945, Ủy ban Hành chính Hà Nội (sau này có lúc là Ủy ban Kháng chiến Hành chính Hà Nội) đã thay tên các đường phố và vườn hoa do thực dân Pháp đặt bằng tên các danh nhân và những vùng đất lịch sử của Việt Nam. Đặc biệt, khu vực Hồ Gươm đã mang đậm dấu ấn lịch sử triều Lê, như tên Hồ Hoàn Kiếm được sinh ra từ Huyền thoại “Hoàn Kiếm” của vua Lê, vườn hoa Chí Linh là căn cứ địa của Khởi nghĩa Lam Sơn. Ngoài ra, bên cạnh phố Lê Thái Tổ là Miếu hiệu của Lê Lợi, thì phố Lê Lai, Lê Thạch, Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Trần Nguyên Hãn, Đinh Liệt đều mang tên những danh tướng của triều Lê.

Nhưng Vườn hoa Chí Linh đã đổi thành Vườn Indira Gandhi năm 1984 và Vườn hoa Lý Thái Tổ năm 2004 thì sao?Liệu như thế thì khu vực xung quanh Hồ Gươm có còn được mang ý nghĩa rất riêng của không gian nhà Lê hay không?

Đó là điều tôi rất tiếc.

Gần đây, xung quanh chuyện cụ Rùa Hồ Gươm lại nổi lên, có lắm ý kiến khác nhau, trong đó có thắc mắc chuyện cụ Rùa có phải là duy nhất hay không. Ý kiến ông thế nào?

Theo quan sát trực tiếp của tôi, cũng như cách căn cứ trên hàng trăm tấm ảnh và băng ghi hình, tôi khẳng định là, hiện nay trong Hồ Gươm, chỉ còn duy nhất một cụ Rùa có đốm trắng trên đỉnh đầu.

Loài Rùa này giống và khác gì so với các loài khác?

Qua kết quả nghiên cứu về hình thái hoàn toàn khác với các loài rùa trên thế giới, tôi khẳng định, Rùa Hồ Gươm là loài mới và đặt tên là Rafetus leloii, đã công bố trên Tạp chí Khảo cổ học số 4/2000.

(Theo Ama Lâm // Báo đầu tư)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • 'Không thể cho vay với lãi suất quá cao để nhận rủi ro lớn'
  • Tạo dựng hình ảnh một ASEAN hành động
  • GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng: Tôi rất tiếc
  • Thị trường Việt Nam sẽ bùng nổ kênh bán lẻ hiện đại
  • Năm 2010: Giữ được lạm phát 7% là một kỳ công
  • TS. Lê Đăng Doanh: Năm 2010, lạm phát có thể tăng cao
  • Việt Nam là một thí dụ thành công của WTO
  • Nhu cầu vốn vay bằng ngoại tệ sẽ tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi