Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Australia

Hiệp định tự do thương mại ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) hứa hẹn đem lại bước tiến mới trong việc phát triển kinh tế, thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Phóng viên Báo Đầu tư đã phỏng vấn ông Graeme Swift, Tổng lãnh sự Australia tại TP.HCM về triển vọng thực hiện AANZFTA và những kế hoạch đầu tư của các doanh nghiệp (DN) Australia vào Việt Nam.

 


Ông Graeme Swift

 Thưa ông, Việt Nam có vị trí như thế nào trong quan hệ kinh tế - thương mại với Australia?

Australia đã công nhận Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường. Việt Nam là một đối tác rất quan trọng trong AANZFTA. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Autralia và Việt Nam trong năm tài chính 2008 đạt hơn 1,05 tỷ AUD. 

Trong số những người gốc châu Á đang theo học tại các trường đại học ở Australia thì người Việt Nam chiếm tỷ lệ đáng kể, đây là điều kiện rất thuận lợi về nguồn nhân lực khi các DN Australia muốn đầu tư vào Việt Nam. Australia mong muốn chứng kiến sự tiến bộ không ngừng của Việt Nam trong việc chấp thuận và thực thi các nguyên tắc kinh tế thị trường để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước. 

Việc duy trì một nền kinh tế mở và tiếp tục hội nhập sâu vào thị trường toàn cầu sẽ là những yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế thị trường phát triển. Việt Nam cũng cần đẩy mạnh thực hiện các cam kết thực hiện minh bạch hóa các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động thương mại.

Việt Nam sẽ hưởng lợi gì từ Hiệp định này?

Khi AANZFTA có hiệu lực, rất nhiều mặt hàng của Việt Nam như: cá, ngũ cốc, trái cây, rau củ, giày da, may mặc.... sẽ được hưởng mức thuế suất 0% khi xuất khẩu sang Australia. Hiệp định quy định việc xóa bỏ tất cả các loại thuế của Australia đánh vào các hàng nhập khẩu từ các nước tham gia AANZFTA, tạo cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư và các cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực đầu tư. 

Ngoài ra, AANZFTA còn góp phần hỗ trợ các ngành công nghiệp hoạt động có hiệu quả và có tính cạnh tranh hơn bằng cách giúp cho các nhà xuất khẩu tận dụng được các chuỗi cung ứng trong khu vực, tạo cơ sở cho các quốc gia đưa ra cam kết về việc cho phép doanh nhân thuận tiện trong xuất nhập cảnh....

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng xấu tới rất nhiều nước. Liệu Australia có giảm bớt hoạt động đầu tư vào Việt Nam?

DN Australia rất quan tâm đến thị trường Việt Nam và mong muốn gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Cuối năm nay, chúng tôi sẽ tổ chức một đoàn DN Australia sang thăm và tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào Việt Nam. 

Các DN Australia đang rất quan tâm đến đầu tư và xuất khẩu sang Việt Nam nhữung hàng hoá, dịch vụ trong các lĩnh vực như giáo dục - đào tạo, khai khoáng, gia súc sống, sữa... Những cam kết mới của Việt Nam đã tác động rất tích cực trong thu hút đầu tư. Việt Nam cam kết giảm bớt yêu cầu về kinh nghiệm đối với giáo viên nước ngoài dạy ở cấp trung học, sau trung học (từ 5 năm xuống còn 3 năm) và mở rộng các lĩnh vực đào tạo... 

Việt Nam cam kết cho phép các tổ chức luật sư nước ngoài sử dụng luật sư Việt Nam và cho phép các luật sư nước ngoài hành nghề tại các công ty luật Việt Nam trong vai trò tư vấn về luật quốc tế. 

Trong lĩnh vực khai khoáng, kể từ ngày 11/1/2010, Việt Nam sẽ cho phép phần góp vốn của nước ngoài trong các liên doanh tăng lên mức 51%, với điều kiện phải tuân thủ các luật và quy định áp dụng cho ngành công nghiệp liên quan đến dầu khí. Còn từ ngày 11/1/2012, các DN 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực cũng sẽ được phép hoạt động.

 

 

(Theo Minh Tuấn // Báo đầu tư )

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi