Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu đồ gỗ khó đạt kế hoạch 3 tỷ USD

 Ông Vương Đình Ngân - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, do khó khăn chung của kinh tế thế giới, mà đặc biệt là Hoa Kỳ, kế hoạch XK đạt 3 tỷ USD năm 2009 của ngành đồ gỗ VN có thể sẽ không hoàn thành.

- Ông nhận định thế nào về kết quả xuất khẩu đồ gỗ VN qua 6 tháng đầu năm ?

Hết 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch XK đồ gỗ VN chỉ đạt khoảng 1,3 tỷ USD. So với năm 2008 thì kim ngạch giảm 30%, lợi nhuận giảm khoảng 10 đến 15% tùy DN. Như vậy, kim ngạch XK đồ gỗ đã lần đầu tiên bị sụt giảm sau hơn 8 năm tăng trưởng nóng ở mức 2 con số mỗi năm. Nguyên nhân chủ yếu do 40% đồ gỗ VN là XK sang Mỹ, nhưng thời gian qua thị trường này đã bị giảm đến 40% vì người Mỹ thắt chặt chi tiêu trong điều kiện khó khăn.

- Vậy từ nay đến cuối năm, tình hình sẽ diễn biến như thế nào, thưa ông ?

Thật khó dự báo, nhưng nhiều DN ngành đồ gỗ cho biết là chỉ tiêu đạt 3 tỷ USD kim ngạch XK đồ gỗ năm 2009 là khó có thể vượt qua. Từ nay đến cuối năm tình hình XK đồ gỗ đã và đang khá dần lên, nhiều DN đã có đơn hàng. 

- Trong điều kiện như hiện nay, Cục XTTM đã làm gì để giúp các DN ngành đồ gỗ vượt qua khó khăn, thưa ông ?

Cục XTTM chỉ cố gắng tạo cơ hội cho DN như, tổ chức cho DN tham gia các hội chợ trong và ngoài nước, tổ chức các diễn đàn, hỗ trợ kinh phí cho DN quảng bá thương hiệu, ký các hợp đồng làm ăn... Thành công hay thất bại chủ yếu do các DN tự quyết định. Cụ thể như chúng tôi đã tổ chức Hội chợ XK đồ gỗ thường niên tại TP HCM (HCMC EXPO) được 6 năm. HCMC EXPO năm nay là năm thứ 7 sẽ tổ chức tại Trung tâm triễn lãm Tân Bình từ ngày 6 - 10/10/2009. HCMC EXPO là hội chợ lớn nhất hàng năm của ngành đồ gỗ VN, mang lại cho DN nhiều hợp đồng làm ăn, mỗi năm số DN tham gia hội chợ càng nhiều hơn. Cụ thể năm 2003 khi lần đầu tiên tổ chức hội chợ chỉ có 126 DN tham gia với 260 gian hàng, thì năm 2008 có 310 DN tham gia với 847 gian hàng.  Hơn nữa, DN ngành đồ gỗ chủ yếu là ở phía Nam như TP HCM và Bình Dương, Tây Nguyên. Tháng 9 này Cục XTTM sẽ đưa DN VN đi tham gia Hội chợ đồ gỗ Las Vegas - là hội chợ thường niên lớn nhất trong năm của ngành đồ gỗ Mỹ; và đưa DN VN sang tham gia hội chợ đồ gỗ tại Nga... Ngoài ra chúng tôi còn giúp việc thành lập và duy trì trang web hội chợ trực tuyến (www.tradeshow.com.vn), mà DN vào trang web này cũng tiện lợi và hưởng quyền lợi tương đương như tham gia trực tiếp hội chợ.

- Ông có lời khuyên nào đối với DN ngành đồ gỗ xuất khẩu ?

Tôi cho rằng tình hình đang khá dần lên, các DN không nên bi quan mà phải cố gắng dùng mọi biện pháp duy trì và phát triển sản xuất. Tình hình làm ăn càng khó khăn thì DN phải càng cố gắng đẩy mạnh hoạt động XTTM. Phải quan tâm tìm thêm các thị trường mới, tránh việc qua phụ thuộc vào thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật...

- Xin cảm ơn ông !

 Ông Trần Vinh Nhung - Phó GĐ Sở Công Thương TP HCM:

Nhà nước đã rất quan tâm hỗ trợ kinh phí cho DN làm XTTM như: Hỗ trợ 1 năm đầu kinh phí hoạt động trang web hội chợ trực tuyến (www.tradeshow.com.vn), trang web này không kinh doanh vì lợi nhuận. Phải tận dụng lợi thế Hiệp định thương mại giữa VN với các nước như với Nhật, Nga, Trung Đông... để XK vào các thị trường đó, nhằm được hưởng nhiều quyền lợi do các hiệp định mang lại.

Ông Đặng Quốc Hùng - Phó Chủ tịch Hội Thủ công mỹ nghệ đồ gỗ (TCMN) TP HCM:

Tôi không lạc quan lắm với việc ngành đồ gỗ VN hoàn thành kế hoạch XK năm 2009. Từ trước đến nay DN đồ gỗ VN quá phụ thuộc thị trường Mỹ, nay kinh tế Mỹ khó khăn làm nhiều DN VN chới với. Đây là một bài học, các DN phải có nhiều thị trường. Hội TCMN đồ gỗ TP HCM đang xúc tiến việc mở Show room hàng TCMN và đồ gỗ VN tại Mỹ, thành lập một Cty làm đầu mối tập trung hàng của các Cty nhỏ, giúp các DN này XK. DN nên tạm thời chuyển sang làm hàng bình dân hơn trước đây, xem việc đáp ứng nhu cầu sử dụng cần thiết nhiều hơn nhu cầu hàng trang trí. Bên cạnh đó, DN nên quan tâm chinh phục thị trường nội địa với 80 triệu dân.

(Theo Khắc Dũng // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Bài toán hậu kích cầu
  • Hà Nội chuẩn bị thu hút vốn FDI thời “hậu khủng hoảng”
  • Đa dạng hóa đồng tiền thanh toán: “Ngoại tệ đâu chỉ là USD!”
  • “Sẽ cố hết sức để không có “bong bóng” bất động sản”
  • Đưa đất công vào “khuôn phép”
  • Trò chơi trực tuyến: Sẽ có chính sách quản lý phù hợp hơn
  • Thị trường BĐS: Tổ chức giám sát mạnh để ngăn chặn giao dịch “ngầm”
  • Đầu tư ra nước ngoài: Làn sóng mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi