Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất Khẩu năm 2010: Mục tiêu tăng trưởng 6%

VN đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo
VN đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo

Đây là dự báo của ông Lê Danh Vĩnh - Thứ trưởng Bộ Công Thương trong cuộc trao đổi với báo chí xung quanh tình hình XNK năm 2009 cũng như những dự báo cho năm 2010.

Theo ông Lê Danh Vĩnh, hiện nay một số mặt hàng XK của VN đứng đầu thế giới, ví dụ XK hạt điều, hạt tiêu đen, đứng thứ hai thế giới về XK gạo, cà phê, đứng thứ ba thế giới về XK cao su thiên nhiên, hải sản, thứ 7 thế giới về hàng giày dép, thứ 10 thế giới về hàng dệt may. Trong bối cảnh đó, theo ông Vĩnh, các DN, Hiệp hội và Bộ Công Thương đã có những biện pháp cảnh báo, để đẩy mạnh XK hàng hoá VN đi nhiều nước trên thế giới chứ không nên tập trung vào một số nước. Lâu nay thị trường lớn nhất của chúng ta vẫn là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN...

- Thưa ông, hiện giờ đã là tháng 12, thời gian để đẩy nhanh XK không còn nhiều. Tuy nhiên NK lại đang có chiều hướng tăng mạnh, nhất là thời gian qua chúng ta đã nhập một số lượng vàng, liệu vấn đề nhập siêu sẽ gia tăng vào thời gian này ?

Chủ trương của Chính phủ cũng như Bộ Công Thương là làm sao phải đẩy mạnh XK, kiềm chế nhập siêu, chúng ta đang phấn đấu giảm tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch XK là dưới 20%. Nếu chúng ta nhập siêu nhiều sẽ ảnh hưởng tới cán cân thương mại. Tuy nhiên nếu so với trước đây, đã có thời điểm chúng ta xuất một, nhập ba. Như vậy nhập siêu tới 200%. Hiện chúng ta chỉ nhập siêu dưới 20%, như vậy là chúng ta đi lên. Nhưng nếu so với nhu cầu phát triển thì chúng ta phải đẩy mạnh XK để hạn chế nhập siêu, chỉ tập trung nhập những sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế, tăng cường khả năng XK. Tôi tin rằng năm 2009, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và sự điều hành của Bộ Công Thương nhập siêu sẽ chỉ xấp xỉ 20%.

- Theo ông, những mặt hàng nào có triển vọng XK nhiều nhất từ nay tới hết năm 2009 (thời gian chưa còn đầy một tháng) ?

Ngoài kim ngạch XK dầu thô đứng đầu, dệt may năm nay có thể đạt 9,2 tỷ USD, giày dép cũng đạt khoảng 4 tỷ USD, thuỷ sản cũng trên dưới 4 tỷ USD, đồ gỗ trên 3 tỷ USD, riêng gạo năm nay đạt mức kỉ lục trên 6 triệu tấn, cà phê cũng đạt trên 1 triệu tấn...

- Thưa ông, từ nay tới hết năm 2009, nhiều chuyên gia cho rằng khả năng nhập khẩu vàng sẽ còn tăng, điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới nhập siêu năm nay. Vậy chúng ta có cách nào để hạn chế nhập siêu hay không ?

Ông Lê Danh Vĩnh - Thứ trưởng Bộ Công Thương  khẳng định: DN không nên tập trung vào một thị trường mà phải đa dạng hoá thị trường và sản phẩm, làm thế nào để hàng của chúng ta vào được hơn 153 nước thành viên WTO".

Khi đưa vào diện kim ngạch nhập khẩu chúng ta phải tính toán xem nhập vàng có phải là nhập khẩu hàng hoá hay không ? Hay XK vàng có phải là XK hàng hoá không ? Đứng về lý thuyết thì chúng ta còn phải tranh luận vì vàng là một loại tiền, cho nên việc NK vàng vào, XK vàng ra là để cân bằng nhu cầu. Chắc chắn, Bộ Công Thương và Ngân hàng nhà nước sẽ căn cứ vào chỉ tiêu nhập siêu trên dưới 20% để điều hành việc xuất nhập khẩu.

- Ông có dự báo gì về tình hình XK sang năm ?

Với sự nỗ lực của các bộ, ngành của các DN,  chúng tôi cho rằng XK năm 2010 sẽ tăng trưởng khoảng  5- 6% trong bối cảnh nền kinh tế cũng sẽ tăng trưởng.

- Theo ông, để có thể đẩy mạnh XK trong những năm tới, các DN cần phải lưu ý những vấn đề gì ?

Tôi cho rằng trong XK, chúng ta có lợi thế về hàng nông sản, đặc biệt là hàng nông sản nhiệt đới. Chúng ta phải bám lấy lợi thế cạnh tranh này để phát triển. Có thể trong nhiều năm tới nữa hàng nông sản VN vẫn có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, riêng mặt hàng này  lại chịu tác động của thời tiết. Các DN cần phải nắm bắt được đặc điểm ấy.Ví dụ nông sản thu hoạch phải theo thời vụ chứ không phải thu hoạch quanh năm, còn hàng công nghiệp người ta sản xuất quanh năm, dàn đều nên sự chênh lệch giữa cung và cầu không lớn. Với hàng nông sản, khi thu hoạch cung bao giờ cũng vượt cầu, lúc giáp hạt cầu bao giờ cũng vượt cung, đây là điều tất yếu. Chính vì vậy chúng ta phải có chính sách giãn cầu, cung ra để có tích trữ, trao đổi giữa các DN để đừng xảy ra hiện tượng bán phá giá trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước, tránh thiệt hại trong lúc thu hoạch. Ngoài ra DN cũng cần phải biết tích trữ hàng hoá, không nên bàn ồ ạt làm biến động thị trường.

Một lợi thế thứ hai, chúng ta có  nhiều lao động trẻ, độ tuổi vàng, đặc biệt là trong những lĩnh vực sản xuất cần nhiều lao động. Bên cạnh đó, VN nằm ở trung  tâm Đông Nam Châu Á nên có nhiều lợi thế về địa lý, chúng ta có nhiều cảng nước sâu, có thể thành lập các khu công nghiệp để sản xuất và XK hàng hoá. Do đó, DN nên tận dụng lợi thế về lao động để nâng cao khả năng cạnh tranh với các thị trường xuất khẩu khác.

Chúng tôi cũng luôn khuyến nghị DN không nên tập trung vào một thị trường mà phải đa dạng hoá thị trường và sản phẩm, làm thế nào để hàng của chúng ta vào được hơn 153 nước thành viên WTO.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Chuyện lương, thưởng lãnh đạo các Tập đoàn TCty Nhà nước : “Ba giải pháp điều chỉnh”
  • Nhận thêm ghế nóng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang: Tôi sẽ làm được
  • Làm gì để nâng cao vai trò người đại diện vốn nhà nước?
  • Cần nhất là ổn định kinh tế vĩ mô
  • "Doanh nghiệp góp phần đưa tên VN ra quốc tế"
  • Biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó
  • Hàng trăm triệu đô la Mỹ nhập khẩu thứ có sẵn trong nước
  • Thương mại Việt - Trung: nhập siêu "phi mã" nhưng không nên "quá lo lắng" !
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi