Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cung - cầu ngoại tệ sẽ sớm gặp nhau

Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), ông Nguyễn Phước Thanh cho rằng, với những động thái gần đây của Ngân hàng Nhà nước và sự hưởng ứng của 8 ngân hàng thương mại lớn nhất trong việc tham gia bình ổn thị trường ngoại tệ, "cơn sốt" trên thị trường này sẽ nhanh chóng lắng dịu.

VCB đã đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho DN nhập khẩu như thế nào, thưa ông?

Doanh nghiệp có nhu cầu về ngoại tệ đến VCB sẽ được đáp ứng. Trong vài  ngày qua, chúng tôi đã bán ra lượng ngoại tệ khá lớn, khoảng trên 100 triệu USD.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tất cả các nhu cầu đều được đáp ứng, mà nó phải được sử dụng vào mục đích hợp lý. Cụ thể, Ngân hàng chỉ ưu tiên bán ngoại tệ cho lĩnh vực sản xuất - kinh doanh đúng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước khi cam kết bán lại ngoại tệ cho ngân hàng.

Vậy thưa ông, lượng ngoại tệ VCB mua được từ Ngân hàng Nhà nước gần đây có khả thi?


Nếu các ngân hàng thương mại bán âm trạng thái từ 5% trở xuống sẽ được Ngân hàng Nhà nước cam kết bán lại để cân đối.

Khác với những trước, lần này Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ theo trạng thái của các ngân hàng thương mại để bán cho doanh nghiệp và không hỗ trợ theo đối tượng ngân hàng. Tuy nhiên, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước đưa ra là yêu cầu các ngân hàng thương mại xem xét, ưu tiên đối tượng để bán ngoại tệ, chứ không phải đại trà.

VCB chỉ bán ngoại tệ theo nhu cầu phù hợp, chủ yếu để phục vụ đời sống và sản xuất, không phải theo tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp và ưu tiên mặt hàng nhóm 1 (mặt hàng thiết yếu), nhóm 2 (mặt hàng phục vụ đời sống thiết yếu). Còn nhập rượu, mỹ phẩm, thuốc lá, xe hơi thì rất khó đáp ứng, vì Việt Nam còn nhập siêu.

Điều đó có nghĩa cung - cầu ngoại tệ của VCB đã phần nào cân đối được, thưa ông?


Các nhà xuất khẩu vẫn dè dặt trong việc bán lại ngoại tệ, nên nguồn cung USD của VCB không thể nói là đã dồi dào. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không quan ngại việc này, vì Ngân hàng Nhà nước đã có cam kết bán lại ngoại tệ cho những ngân hàng có trạng thái âm từ 5% trở xuống.

Do đó, VCB sẽ tiếp tục cung ứng ngoại tệ cho doanh nghiệp. Nhưng việc cung ứng phải có sự chọn lọc kỹ càng.

Ông đánh giá thế nào về nhu cầu ngoại tệ của nhà nhập khẩu dịp cuối năm?

Trước mắt, chúng tôi chưa thể thống kê, nhưng nhu cầu về ngoại tệ của các nhà nhập khẩu trong lúc này là mua để trả nợ vay bằng USD của ngân hàng trước đó.

Đồng thời, các doanh nghiệp mua ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa phục vụ thị trường cuối năm. Thực tế, đối với những mặt hàng thiết yếu thuộc nhóm 1 theo quy định của Bộ Công Thương đều được Ngân hàng đáp ứng đầy đủ, không cắt giảm.

Theo ông, động thái này của Ngân hàng Nhà nước sẽ tác động như thế nào đến thị trường ngoại tệ?

Đây là một động thái tốt, phần nào giúp thị trường ngoại tệ bình ổn. Khả năng sau một thời gian, thị trường ngoại tệ sẽ dần bình ổn và các nhà xuất khẩu sẽ bán ra USD. Còn trước mắt chúng tôi vẫn chưa mua được nhiều ngoại tệ từ các nhà xuất khẩu, USD ngoài thị trường tự do vẫn chưa muốn vào ngân hàng. Đồng thời, nhu cầu vay vốn ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu cũng không tăng nhiều so với 2 tháng trước.

Ông có cho rằng, động thái can thiệp vào thị trường ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước là hơi muộn?

Chúng ta nên hiểu rằng, đến thời điểm này Ngân hàng Nhà nước có những động thái can thiệp mạnh vào thị trường ngoại tệ, vì còn phải dựa vào tình hình thị trường. Bởi khi gói hỗ trợ lãi suất còn thì không thể thực hiện được động thái trên, do ngân hàng không tăng được lãi suất. Lãi suất điều chỉnh tăng, người dân sẽ gửi tiền vào ngân hàng và doanh nghiệp cũng phải cân nhắc khi vay vốn.

Chính phủ vừa có thông báo dừng gói hỗ trợ lãi suất VND ngắn hạn. Đây được xem là biện pháp để tình hình ngoại hối mạnh hơn, cầu về vốn ngoại tệ sẽ khác.

Mặt khác, trong quản lý, lúc nào Ngân hàng Nhà nước cũng quản lý trạng thái ngoại hối của các ngân hàng. Hiện nếu ngân hàng nào có trạng thái ngoại hối âm 5% trở xuống sẽ được Ngân hàng Nhà nước bán lại ngoại tệ. Do đó, ngân hàng có thêm điều kiện tốt để bán ngoại tệ cho doanh nghiệp.

(Đầu Tư)

 

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Giá đôla tự do lại rục rịch tăng
  • Tín dụng tháng cuối năm khó tăng mạnh
  • Tỷ giá tăng: Lợi không bằng hại
  • Thị trường tiền tệ thế giới sáng ngày 04/12/2009: Euro đứng ở mức cao
  • Lãi suất huy động: Siết chặt vì cơ chế trần 150%
  • Bản tin Thị trường Tiền tệ Ngân hàng SCB ngày 04/12/09
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 04/12/09
  • Sẽ quyết định chính sách hỗ trợ lãi suất năm 2010 trước 10/12
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!