Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nước Mỹ có rơi vào khủng hoảng nợ?

Hơn 200 năm qua Mỹ chưa từng vỡ nợ, ngay cả trong 2 cuộc Thế chiến. Liệu họ có tiếp tục giải quyết được các vấn đề tài chính trong năm nay?

John Boehner, phát ngôn viên của Hạ viện Mỹ, người phụ trách tài chính của đảng Cộng hòa cho rằng, cần phải xem xét cắt giảm hàng nghìn tỷ USD trong chi tiêu để Quốc hội phê duyệt tăng trần nợ. Nhưng vấn đề này có thể nhanh chóng gây ra những phản ứng trực tiếp từ phía các doanh nghiệp.

Tập trung vào nợ trần tạo ra một cái bẫy chính trị cho Boehner và đảng Cộng hòa. Bộ Tài chính Mỹ sẽ hết khả năng vay nợ vào đầu tháng 8, và bất cứ tín hiệu nào về vấn đề tăng trần nợ sẽ khiến giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng lên. Như lời cảnh báo của Tổng thống Obama cũng như Bộ trưởng Tài chính Mỹ và nhiều chuyên gia khác, không nâng trần nợ sẽ gây ra thảm họa.

Trong toàn bộ hệ thống tín dụng ở Mỹ và tại nhiều nền kinh tế trên thế giới luôn quan niệm rằng, có một thứ tài sản phi rủi ro, đó là chứng khoán Chính phủ Mỹ. Điều đó thể hiện niềm tin đã tồn tại trong nhiều năm của giới đầu tư vào nền tài chính Mỹ.

Không có quy định nào trong Hiến pháp Mỹ đảm bảo rằng, nước này sẽ luôn hoàn trả mọi khoản nợ, nhưng Chính phủ Mỹ đã chứng minh điều đó trong hơn 200 năm nay. Và liệu rằng, năm 2011, đứng trước những khó khăn tài chính lớn hơn bao giờ hết, họ còn đủ khả năng để giữ vững điều đó?
 
Khả năng giải quyết khó khăn tài chính của Mỹ đã được chứng minh ít nhất 5 lần: khi Mỹ độc lập, trong cuộc chiến tranh năm 1812, trong và sau cuộc nội chiến, và trong Thế chiến I và Thế chiến II.

Một câu hỏi gây nhiều tranh cãi là, bao nhiêu nợ sẽ là quá nhiều đối với nước Mỹ trong hiện tại? Thực tế là rất nhiều nhà đầu tư quốc tế, bao gồm cả khu vực tư nhân và các Chính phủ, thường đắn đo lo ngại về thâm hụt ngân sách của Mỹ, nhưng cuối cùng họ vẫn tiếp tục đổ rất nhiều tiền vào đầu tư nợ công của nước này.

Không quá khó khăn để xác định, ai sẽ là người chịu thiệt hại nếu Mỹ vỡ nợ, hoặc gián đoạn thị trường bằng cách không tăng trần nợ. Tất cả những người vay mượn hoặc có liên quan tới hệ thống tín dụng dưới bất kì hình thức nào sẽ phải chịu một cú sốc giống như cuộc khủng hoảng tài chính 2008 thu nhỏ.

Một đối tượng có thể chịu nhiều ảnh hưởng lớn, đó là khu vực doanh nghiệp của Mỹ. Một điều chắc chắn là các doanh nghiệp đều không muốn tình trạng thâm hụt tài chính hiện thời của Mỹ. Một số doanh nghiệp tham gia các cuộc tranh luộn về việc làm thế nào để kiểm soát chi phí chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai, và kết thúc những cuộc chiến tốn kém của Mỹ ở nước ngoài.

Nhưng đó là những vấn đề cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, với hi vọng rằng, các cuộc tranh luận rằng sẽ thiết lập một chương trình nghị sự, khuyến khích gia tăng tài chính cho 20-30 năm tới. Khi nào và làm thế nào Chính phủ Mỹ giải quyết được vấn đề ngân sách là điều không ai biết, nhưng lịch sử tài chính Mỹ đã khuyến khích những dự báo lạc quan.
 
Đảng Cộng hòa đã giải quyết và vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính trước đó. Đó không hẳn là một cuộc chiến tài chính mà nó còn gắn liền với 1 cuộc chiến chính trị. Và vấn đề nâng trần nợ, sẽ phụ thuộc vào tình hình chính trị và kết quả của những cuộc đua giữa 2 đảng.
 
Việc chờ đợi một quyết định nâng trần nợ hay việc Chính phủ bị đe dọa là có nguy cơ đóng cửa hồi đầu năm, đơn thuần cũng chỉ là quảng cáo cho cuộc đua chính trị giữa 2 bên.

Rất nhiều Chính phủ nước ngoài còn đặt niềm tin vào nợ công của Mỹ là có lý do của họ. Các chính trị gia 2 bên, bằng cách này hay cách khác, cùng với những cuộc chạy đua chính trị có thể sẽ tiếp tục giúp nước Mỹ giữ được lòng tin của nhà đầu tư, điều mà Chính phủ nước này đã làm được trong hơn 200 năm qua.

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!