Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thúc đẩy đồng nhân dân tệ mạnh: cần hay chưa cần?

Trong một bài báo gần đây được đăng tải trên trang web của Forbes, một chuyên gia kinh tế Mỹ đã khẳng định rằng việc kinh tế gia từng đoạt giải Nobel - Paul Krugman tỏ ý nên thúc đẩy đồng nhân dân tệ mạnh là một điều "sai lầm". Theo ông, động thái này ngay trong thời điểm hiện tại không giúp ích gì cho nền kinh tế của cả hai nước Trung - Mỹ.

Shaun Rein, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Trung Quốc, một công ty chuyên trách về việc vạch ra các chiến lược thị trường, khẳng định rằng việc đánh giá lại đồng nhân dân tệ ngay tại thời điểm này sẽ "gây nguy hiểm tới sự phục hồi yếu ớt của kinh tế thế giới".

Chuyên gia kinh tế học Krugman mới đây có viết một bài báo với tiêu đề "Sự bất ổn định của thế giới" đăng tải trên tờ Thời báo New York. Nội dung bài báo cho rằng, Trung Quốc đã hạ quá thấp giá trị đồng nhân dân tệ, đồng thời ông kêu gọi chính phủ Mỹ nên đẩy mạnh việc thúc đẩy tăng giá đồng nhân dân tệ.

Trích dẫn quan điểm của ông Krugman cho hay, Trung Quốc nên tăng giá đồng nhân dân tệ nhằm giảm thâm hụt thương mại Trung - Mỹ cũng như đẩy mạnh sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, ông Rein lý luận: "sẽ tốt hơn cho cả các doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc khi duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ như hiện tại cho tới khi kinh tế thế giới thực sự có được một nền tảng vững vàng".

Ông cho rằng khi đồng nhân dân tệ được đánh giá lại, hàng tỷ đôla giá trị trao đổi hàng hóa sẽ bị mất đi người tiêu dùng Mỹ bởi, với tỷ lệ thất nghiệp hiện vẫn đang duy trì ở con số 10,2% như hiện nay, người tiêu dùng Mỹ đã và đang phải thắt chặt các khoản chi dành cho mua sắm nhiều hơn bất cứ những khoảng thời gian nào trước đó.

Xem xét tới tác động của việc tăng giá đồng nhân dân tệ trên thị trường Trung Quốc, ông Rein cho rằng chỉ một sự thay đổi rất nhỏ trong việc đánh giá lại giá trị đồng nhân dân tệ cũng sẽ khiến hàng ngàn nhà máy xí nghiệp phải đóng cửa, đồng thời gây ra tình trạng thất nghiệp cho hàng tỷ người lao động.

Ông khẳng định, nếu như việc này xảy ra đối với nền kinh tế Trung Quốc, chắc chắn xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ông nói: "Đây hoàn toàn không phải là một tin tốt cho Trung Quốc hay cho bất cứ quốc gia nào. Thậm chí nếu đồng nhân dân tệ được định giá cao hơn, sản xuất sẽ lập tức chuyển sang các quốc gia có mức giá cũng như tiền tệ rẻ hơn, ví dụ như Việt Nam, chứ không quay lại Mỹ. Trừ phi nền kinh tế Mỹ được cải tổ lại, nếu không, đồng nhân dân tệ mạnh cũng sẽ không thể làm giảm thặng dư thương mại theo một cách có ý nghĩa nhất".

Ông Rein cũng chỉ ra rằng, vấn đề lớn nhất bây giờ không phải là đồng nhân dân tệ mạnh là chính là đồng đôla yếu.

Theo ý kiến của ông, mối nguy hiểm của việc đồng đôla yếu như hiện nay là việc nó khiến "các quốc gia mua trái phiếu Mỹ ít hơn, đồng nghĩa với việc sự hồi phục của kinh tế Mỹ cũng nhận được ít nguồn tài trợ hơn." Bên cạnh đó, "đồng đôla yếu không giúp xuất khẩu tăng lên. Nó chỉ khiến các mặt hàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người Mỹ" bởi các công ty nước ngoài sẽ hường tới những thị trường lao động giá rẻ như Việt Nam.

Trong bài báo của mình, ông Rein tỏ ý yêu cầu chính phủ Mỹ nên tập trung vào việc làm thế nào để tăng giá đồng đôla Mỹ thay vì "phí thời gian" vào vấn đề đồng nhân dân tệ.

Hôm thứ tư tuần trước (18/11), trên trang web tờ Daily Telegraph cũng có đăng một bài báo với tiêu đề: "Đã đến lúc dừng lại việc tấn công Trung Quốc bằng cách đánh vào tiền tệ nước này" cùng chia sẻ quan điểm tương tự như quan điểm của ông Rein.

Tác giả bài báo, ông Jeremy Warner cho rằng Trung Quốc có lý do hoàn hảo cho việc xem xét tốc độ đánh giá đồng tiền của quốc gia mình bởi "nhu cầu trong nước của quốc gia này đang tăng lên rất mạnh." Ông cũng kêu gọi đã đến lúc cần phải thực hiện việc tái cân bằng chính trị cũng như sức mạnh kinh tế các quốc gia vì lợi ích chung của toàn thế giới.

 (Theo Xinhua)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Điều chỉnh lãi suất cơ bản không làm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
  • Fed: Lãi suất cơ bản thấp sẽ khiến đầu cơ tăng mạnh
  • Đồng USD nhiều khả năng tiếp tục bị mất giá
  • Nga hạ lãi suất để bình ổn đồng RUB
  • Nga: Khả thi để EAEC thiết lập một tiền tệ chung
  • Đường cong lãi suất đang biến dạng!
  • Đồng USD vẫn chưa “thất thế” trên thị trường tiền tệ
  • Ổn định tỷ giá, chống đầu cơ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!