Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kích cầu: Tài trợ trực tiếp cho người tiêu dùng

Thực hiện chủ trương kích cầu tiêu dùng, một loạt giải pháp đã được các bộ, ngành đưa ra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, hướng tới thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
Chỉ đạo... đại hạ giá!

"Sale off" - đại hạ giá - vốn được thực hiện theo mùa, thường vào các đợt hè, cuối đông, được áp dụng nhiều ở các nước theo kinh tế thị trường, nhằm đẩy nhanh tốc độ bán hàng tồn kho để thu hồi vốn. Mặt khác, đây cũng là giải pháp kích cầu tiêu dùng rất hiệu quả.

Ở VN, người dân mới quen với cụm từ này chưa lâu. Nhưng điều đặc biệt là trong chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đầu tháng 12 này, "sale off" được xem như một trong những giải pháp kích thích tiêu dùng, được Chính phủ chỉ đạo khuyến khích các DN thực hiện.

Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Thọ Xuân - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương - cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã ra văn bản chỉ đạo UBND 63 tỉnh, thành khẩn trương họp các nhà phân phối và các nhà cung cấp hàng hoá nhằm yêu cầu hai bên thống nhất chia sẻ lợi ích trong lúc nền kinh tế đất nước đang gặp khó khăn.

"Không thể cứ giữ khư khư bán hàng giá cao mà bỏ mặc quyền lợi xã hội" - ông Hoàng Thọ Xuân khẳng định.

Để thực hiện chủ trương này, UBND TPHCM cũng đã chi 409 tỉ đồng vốn vay không lãi suất để 9 DN chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo giảm 5-10% giá bán so với giá thị trường.

Theo Sở Công Thương TPHCM, trong năm 2008, đã có hơn 2.300 chương trình khuyến mãi, giảm giá được đăng ký tổ chức tại TPHCM, tăng cao hơn nhiều so với những năm trước. Chỉ riêng tháng 12 đã có 124 chương trình khuyến mãi, giảm giá đăng ký thực hiện.

Số các chương trình khuyến mãi sẽ còn có thể tăng lên trong những ngày cận Tết Nguyên đán. Sở dĩ, số lượng các chương trình khuyến mãi đang tăng lên là vì không ít DN đang nhận thấy việc giảm giá là giải pháp hiệu quả để kích cầu tiêu dùng.

Ông Nguyễn Minh Thư - Giám đốc tiếp thị hệ thống Trung tâm điện máy - nội thất Thiên Hoà - cho biết: "Phần lớn các trung tâm thương mại đang không đạt được doanh số bán hàng như kế hoạch đã đề ra. Năm nay, sức tiêu thụ của người tiêu dùng sụt giảm hẳn.

Do đó, để cải thiện tình hình èo uột của thị trường, từ nhà sản xuất đến nhà kinh doanh - trung tâm phân phối đều phải nghĩ ra cách kích cầu. Giảm lợi nhuận, giảm giá bán sản phẩm đang là giải pháp được người tiêu dùng quan tâm nhất".

Cty điện tử Samsung Vina cũng đang tung ra chương trình khuyến mãi tổng giá trị 7 tỉ đồng. Trung tâm Thiên Hoà bỏ ra kinh phí 7 tỉ đồng cho đợt giảm giá 30-50% trong 2 tháng cuối năm.

Còn Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim đang tung ra 50.000 sản phẩm "tài trợ trực tiếp cho người tiêu dùng" với giá bán giảm 10-25%. Ngay cả các DN chế biến hàng thực phẩm như Cty Vissan cũng dành 2 tỉ đồng cho việc giảm giá bán sản phẩm 5-10%"...

Gỡ khó bằng... "ngòi nổ" thuế

Ngày 8/12, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 115/2008/TT-BTC chỉ đạo việc thực hiện dãn, giảm thuế đối với các DN hoạt động SXKD gặp khó khăn.

Cụ thể, ngoài việc giảm 30% thuế thu nhập DN quý IV/2008 và cả năm 2009 cho DN khó khăn; thời gian chậm nộp thuế cũng được kéo dài thêm 3 tháng - thành 9 tháng.

Đặc biệt, chính sách thuế này được tập trung cho các đối tượng là DN vừa và nhỏ, DN sản xuất và chế biến nông-thuỷ-hải sản...

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, đây là bước hiện thực hoá chính sách trong số 5 giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn một cách trực tiếp, đúng đối tượng.

Từ ngày 1/1/2009, DN cũng sẽ được giảm thuế thu nhập DN từ 28% xuống còn 25%. Đại diện Tổng cục Thuế cho biết: Chỉ riêng khoản này, Nhà nước cũng đã giảm thu khoảng 5.000 tỉ đồng, nhưng là để thực hiện mục tiêu hỗ trợ DN. Đặc biệt với việc giảm, dãn nợ thuế hàng chục ngàn tỉ đồng thì đây đã là một khoản kinh phí tăng cường năng lực tài chính cho DN khá lớn.

Cũng trong năm 2009, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện gia hạn nộp thuế đối với DN SXKD chế biến XK; miễn thuế NK các loại hàng hoá phục vụ gia công hàng XK...

Theo ông Hoàng Thọ Xuân,Bộ Công Thương đang phải tính toán để phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu hơn, bởi câu chuyện kích cầu phải hoàn toàn được suy tính chặt chẽ và theo sát tình hình biến động của kinh tế thế giới để có các biện pháp căn cơ hơn nhằm khuyến khích người tiêu dùng tăng tiêu thụ hàng hoá để kích thích được hoạt động sản xuất.  

"Thực tế thì các nhà phân phối, các nhà bán lẻ, các tập đoàn bán lẻ rất muốn hạ giá, nhưng các nhà cung cấp, các nhà sản xuất lại chưa muốn nên giá cả hàng hoá còn cao, dẫn đến việc tiêu thụ khó khăn. Do đó, các bên phải ngồi lại hiệp thương với nhau dưới sự can thiệp và chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước là chính quyền địa phương các cấp.

Trong trường hợp các bên không thương lượng được vấn đề giảm giá bán hàng để khuyến khích người tiêu dùng mua sắm hàng hoá, có thể cho phép các nhà phân phối được phép từ chối không nhận hàng của các nhà cung cấp không chấp hành chủ trương kích cầu tiêu dùng đó nữa".

(Ông Hoàng Thọ Xuân - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương)


(Theo báo Tiền Phong)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Mua sắm-Tiêu dùng: Xăng giảm giá vẫn chưa kích được cầu
  • Thương mại và Hội nhập: Hướng vào lĩnh vực tiềm năng
  • Góc nhìn Đầu Tư: Kim ngạch xuất khẩu tăng 13% - mục tiêu không dễ
  • Thị trường bán lẻ còn nhiều thách thức
  • Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 5,1 tỉ USD
  • Liệu có bình ổn giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu?
  • Ngành thủ công mỹ nghệ phải nhập 50% nguyên liệu
  • Thị trường trong nước sẽ suy giảm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo