Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bờ Biển Ngà - thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

Bờ Biển Ngà (Cốt-đi-voa) là một thị trường có nhiều tiềm năng xuất nhập khẩu. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đã không ngừng tăng cao. Trong 11 tháng đầu năm 2009, trao đổi giữa hai nước đã đạt 203 triệu USD.

Từ năm 2008, Bộ Công Thương đã tăng cường giao thương và xúc tiến thương mại với Cốt-đi-voa, trong đó rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực như: nông sản, dệt may, sản phẩm gỗ, cơ khí, dược phẩm, đồ nhựa, giấy in, xe đạp, xe máy v.v…đã tham gia xuất khẩu vào thị trường này.

Tính riêng năm 2008, trao đổi thương mại song phương Việt Nam – Cốt-đi-voa đã tăng gấp đôi năm 2007, đạt 187,4 triệu USD trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Cốt-đi-voa 85,6 triệu USD hàng hoá các loại và nhập khẩu 101,5 triệu USD.

Theo điều tra của FAO, Cốt-đi-voa là nước tiêu thụ gạo lớn trên thế giới. Năm 1990 mới chỉ có 300.000 tấn, nhưng nhu cầu về gạo đã tăng lên gấp 3 lần khi năm 2003 đạt 750 nghìn tấn; năm 2006 đạt 900 nghìn tấn. Ước tính mỗi người dân tiêu thụ khoảng 60 kg/người/năm trong khi sản xuất trong nước chỉ đạt 20-30.000 tấn/năm.

Trong năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu gạo với lượng khá lớn (75,4 triệu USD) vào thị trường này, nhờ đó mà trong năm 2009, duy nhất xuất khẩu sang thị trường khu vực châu Phi có mức tăng trưởng dương. Ngoài mặt hàng gạo, rất nhiều mặt hàng khác của Việt Nam được xuất sang Cốt-đi-va như: sắt thép (4,7 triệu USD), chất dẻo nguyên liệu (1,5 triệu USD), sản phẩm cao su (1,3 triệu USD), hàng dệt may (1,2 triệu USD), săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy (1 triệu USD) v.v… Đồng thời, Việt Nam mua từ Cốt-đi-voa chủ yếu là hạt điều (73,2 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ (11,8 triệu USD), bông các loại (11,2 triệu USD), sắt thép phế liệu (3,8 triệu USD) v.v…

Trong 11 tháng đầu năm 2009, trao đổi giữa hai nước đã đạt 203 triệu USD trong đó Việt Nam xuất khẩu 137 triệu USD và nhập khẩu 66 triệu USD hàng hoá các loại.

(Theo Vinanet)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo