Năm 2009, xuất khẩu cá tra, basa đạt 607.665 tấn, trị giá 1,342 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 31,6% trong tổng giá trị XKTS (giảm 7,6% so với 2008).
Nguyên nhân nhận định:
(1) sự suy giảm sức mua của đa số các thị trường, (2) sự bất ổn tại một số thị trường nhập khẩu như Nga và truyền thông “bôi nhọ” cá tra ở một số quốc gia như Tây Ban Nha, Italia, Ai Cập, UAE, (3) một mặt cũng đã xuất hiện không ít các “cảnh báo” đối với vấn đề chất lượng cá tra Việt Nam, (4) và sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trong cộng đồng các DN xuất khẩu cá tra khiến giá XK trung bình liên tục sụt giảm, trong đó phải kể đến sự tham gia tác động tiêu cực của nhiều DN thương mại đơn thuần (Giá TB XK cá tra giảm từ 2,21 USD/kg năm 2008 xuống còn 2,14 USD/kg năm 2009; Giá TB XK cá tra liên tục sụt giảm từ mức 4,09 USD/kg năm 1998 cho đến nay).
1. Năm 2009, xuất khẩu cá tra, basa sang 133 thị trường. Trong đó, 20 thị trường nhập khẩu lớn nhất (bảng 3) chiếm tỷ trọng chi phối 76,7% tổng giá trị XK cá Tra của Việt Nam, đạt 1,03 tỷ USD. Nhưng trong số 20 thị trường này có tới 12 thị trường giảm GT.
2. Trong 133 thị trường nhập khẩu, có 80 thị trường có mức tăng trưởng cả về GT và KL, chiếm 53,8% tỷ trọng đạt 723,06 triệu USD, trong đó có tốp 10 thị trường có mức tăng trưởng cao (bảng 4) và chiếm chưa đầy 2% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra/basa. Do vậy, mặc dù mức tăng trưởng của các thị trường này đạt khá cao nhưng cũng không thể bù đắp được lượng sụt giảm của các thị trường trọng điểm.
3. Năm 2009, Việt Nam có thêm 17 thị trường nhập khẩu mới, nhưng ngược lại có 14 thị trường NK năm 2008 đã không xuất hiện trong năm 2009.
4. So với năm 2008, xuất khẩu cá tra, basa năm 2009 giảm 5,2% về KL và 7,6% về GT. Từ 1998 đến nay có 3 năm xuất khẩu cá tra, basa sụt giảm cả về lượng và giá trị (1999, 2000 và 2009 – riêng năm 2003 chỉ giảm giá trị XK).
5. Giá trung bình xuất khẩu cá tra, basa tại 20 thị trường NK lớn đều giảm dần, kể cả 8 thị trường có mức tăng trưởng về giá trị cũng có xu hướng giảm. Cụ thể như Rumani có mức tăng trưởng về giá trị trong năm 2009 cao nhất 112,1% trong tốp 20 TT, nhưng giá xuất khẩu trung bình cũng giảm từ: 3,05 USD/kg năm 2006 xuống còn 2,02 USD/kg năm 2007, năm 2008: 1,85 USD/kg và năm 2009: 1,41 USD/kg (Bảng 5).
6. Đầu năm 2009, nhiều chuyên gia và DN đã dự đoán khá lạc quan về XK cá tra, basa của Việt Nam, tuy nhiên kết thúc năm 2009 xuất khẩu của mặt hàng này lại có sự sụt giảm.
Thị trường EU (27):
1. Đây là thị trường có tỷ trọng nhập khẩu lớn cá Tra từ Việt Nam. Giá XK vào thị trường này cũng ít nhiều có tính định hướng và ảnh hưởng tới các thị trường còn lại. Tuy nhiên, giá XK trung bình vào thị trường này liên tục giảm trong những năm gần đây.
2.Tây Ban Nha nhập khẩu nhiều nhất trong khối EU với khối lượng 50.382 tấn, trị giá 121,122 triệu USD, tăng 9% về KL nhưng lại giảm 0,6% về GT so với năm 2008. Khối lượng tăng nhưng giá trị giảm, phản ánh giá xuất khẩu trung bình cũng sụt giảm theo. Các nhà nhập khẩu Tây Ban Nha hiện đã quan ngại đầu tư vào cá tra do sợ thua lỗ vì giá cá tra chào hàng mỗi lúc một thấp khiến họ không định hướng được giá nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu hiện đang kêu ca vì giá cá tra xuất khẩu quá thấp.
3.Do tập quán tiêu dùng và “thất thu” nguồn cá tại Địa Trung Hải nên Đức và Tây Ban Nha có nhu cầu tiêu thụ cá tra, basa lớn hơn so với các nước còn lại trong khối EU. Hà Lan cũng nhập khẩu lượng lớn cá tra, basa nhưng trong đó có một phần được tiêu thụ tại thị trường nội địa, một phần là trung chuyển sang các nước trong khối EU vì tại đây có cảng Rôttecđam - cảng lớn kiểm tra không gắt gao so với một số cảng trong khối nên nhà nhập khẩu chọn để nhập hàng tiêu thụ. Cả 3 thị trường này đều giảm giá trị nhập khẩu cá Tra trong năm 2009, trong đó Hà Lan (trung chuyển) giảm mạnh nhất (gần 27%) do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường cần trung chuyển qua đây đã giảm mạnh.
4. Ba Lan: một trong những thị trường trọng điểm của khối EU nhập khẩu nhiều cá tra nhưng Ba Lan chủ yếu tiêu thụ hàng cá tra không phải loại 1, lạng da bỏ xương (thịt đỏ) tương tự như thị trường Nga. Năm 2009, suy giảm sức mua rõ rệt tại thị trường này cộng với nghiêng hàm lượng cá loại 2 (giá XKTB giảm xuống 1,91 USD/kg từ mức 2,19 USD/kg của năm 2008) đã khiến giá trị nhập khẩu cá Tra từ VN của Ba Lan giảm đáng kể đến gần 40% so với năm 2008
(Vasep)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com